Phân tích khổ cuối bài Tây Tiến - Quang Dũng — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tây Tiến


Phân tích khổ cuối bài Tây Tiến - Quang Dũng

Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng, mỹ lệ của Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng.

Đề bài

Phân tích khổ cuối bài Tây Tiến - Quang Dũng.

Lời giải chi tiết

“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm”

Như ở trên đã thấy, cách tả cảnh của Quang Dũng đã lạ mà đến đây, cách tả người càng lạ hơn. Thơ ca thời kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt rung người vầng trán ướt mồ hôi”

Còn ở đây, nhắc đến hình ảnh “Đoàn binh không mọc tóc”, tác giả đã gợi lại hình ảnh anh “vệ trọc” một thời. Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt: những con suối độc, những trận sốt rét rừng đã làm cho ngừoi lính xanh xao, rụng tóc. Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản. Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫn ngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: “không mọc tóc” chứ không phải là “tóc không mọc”. “Không mọc tóc” có vẻ như là không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc…thể hiện thái độ coi thường gian nguy, vượt lên hoàn cảnh của người lính Tây tiến. Ba tiếng “Dữ oai hùm” đặt cuối câu giống như tiếng dằn rất mạnh, khẳng định ý chí ngút trời, tinh thần chiến đấu sôi sục của người lính.Câu thơ giống như cái hất đầu đầy kiêu hãnh, ngạo nghễ người lính Tây Tiến thách thức gian khổ, chiến thắng gian khổ, trở thành người anh hùng. Trong bài thơ có một cái tên thành thị, hoa lệ : Hà Nội, nhưng đó không phải là một cái mốc có thật trên đường Tây Tiến mà ở đây trở thành một mốc có thật trên đường Tây Tiến mà ở đây trở thành một mốc của độ cao bới giấc mơ kia chính là một đỉnh điểm. Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô. Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nản lòng, thối chí mà ngược lại là nguồn động viên, cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. Nó là động lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao của đời mình.

Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhìn thẳng vào cái bi nhưng đem đến cho nó một vẻ hào hùng lẫm liệt và sang trọng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Aó bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Những từ Hán Việt cổ kính trang trọng “biên cương”, ”viễn xứ” đã làm cho những nấm mồ chiến sĩ được vùi lấp vội vàng nơi rừng hoang biên giới cũng trở thành những nấm mồ chí tôn nghiêm. Cái bi của câu trên được câu dưới nâng lên thành bi tráng bới nhân cách của người đã chết ”Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đời xanh tuổi trẻ biết bao hiêu là hoa mộng nhưng họ vui vẻ hiến dâng cho tổ quốc. Họ đi vào cái chết như đi vào một giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng. Nếu người tráng sĩ ngày xưa với hình ảnh “da ngựa bọc thây” đầy vinh quang thì người lính Tây Tiến với hình ảnh “áo bào thay chiếu” đấy sức mạnh ngợi ca. Thực tế, những người lính gục chết trên chiến trận nhiều khi manh chiếu cũng không có,huống chi là “áo bào”. Nhưng thái độ trân trọng, yêu thương cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng một cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Trong cách nhìn ấy, cái chết của người lính Tây tiến không chìm trong cái lạnh lẽo như trong thơ của Đặng Trần Côn: ”Hồn tử sĩ gió ù ù thổi” mà được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng: ”Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Câu thơ vang dội như một khúc nhạc kì vĩ. Âm hưởng bi hùng của khúc chiêu hồn tử sĩ dội lên từ chữ “gầm”. Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc dữa dội, oai hùng của nó, vừa là để đưa tiễn hồn người chiến sĩ về nơi vĩnh hằng, vừa nâng cái chết lên tầm sử thi hoành tráng. Các anh ra đi và lại trở về với đất mẹ, về với những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống, là tiếp nối truyền thống cha ông. Và phải chăng tiếng gầm của dòng sông Mã cũng chính là tiếng lòng của người còn sống? Bởi cái chết của đồng đội không làm họ chùn bước mà chỉ làm tăng thêm lòng quả cảm và chí căm thù.


Cùng chủ đề:

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh ( chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?
Phân tích hình tượng trung tâm xuyên suốt trong bài thơ Đàn Ghi la của Lor - Ca của Thanh Thảo
Phân tích hoàn cảnh trớ trêu mà nhân vật Hồn Trương Ba đã rơi vào từ khi phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt
Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích khổ cuối bài Tây Tiến - Quang Dũng
Phân tích khổ thơ 3,4,5 để làm nổi rõ sức gợi cảm phong phú, bất ngờ của hình tượng sóng trong sự liên hệ, đối sánh với nhân vật trữ tình em trong bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
Phân tích khổ thơ thứ 3 bài thơ Tây tiến của Quang Dũng
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến
Phân tích làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đề: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú” - Ngữ V
Phân tích một số bài thơ để làm sáng tỏ chất nghệ sĩ độc đáo theo quan niệm của M. Goóc - Ki - Ngữ Văn 12