Phân tích nhân vật viên quản ngục - Văn mẫu 10 KNTT — Không quảng cáo

Văn mẫu 10 Kết nối tri thức - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học lớp 10 KNTT Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể - Văn mẫu 10 Kết nối t


Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên Quản ngục hiện lên là người biết quý người ngay thẳng, viên quản ngục là một “thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Nhân vật này đã được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng đặc sắc, ấn tượng.

Trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên Quản ngục hiện lên là người biết quý người ngay thẳng, viên quản ngục là một “thanh âm trong trẻo chen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Nhân vật này đã được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng đặc sắc, ấn tượng.

Quản ngục là người đã lớn tuổi, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Khuôn mặt luôn tư lự, nhăn nheo chứng tỏ ông có một đời sống nội tâm sâu sắc, phong phú. Sau khi nhận được phiến trát gửi về, trong sáu tên tử tù có ông Huấn Cao, người mà ông hằng ngưỡng mộ về tài viết chữ đẹp, điều đó làm ông vô cùng băn khoăn, nghĩ ngợi.

Quản ngục là người có số phận bi kịch. Ông là người “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay”, “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Nhưng tính cách đố, con người đó lại bị đặt trong hoàn cảnh đề lao chỉ có lừa dối, tàn nhẫn. Hoàn cảnh sống và phẩm chất của nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau: quản ngục tâm điền tốt và thẳng thắng nhưng lại phải ăn ở đời đời, kiếp kiếp với một lũ cặn bã. Đó chính là bi kịch của cuộc đời ông. Sống trong hoàn cảnh đó, nhưng quản ngục vẫn giữ được cho mình một tâm hồn và cốt cách cao đẹp. Nhận được phiến trát, biết được trong số tử tù có Huấn Cao, điều đó đã làm ông suy nghĩ cả đêm, việc nhận tù sắp tới gây xáo động lớn trong tâm từ của ông: khuôn mặt “tư lự” dần thay thế bằng “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Có phải chăng trong đêm thanh tĩnh đó, ông đã suy nghĩ, đã cân nhắc để quyết định sẽ có biệt đãi riêng với người tử tù mang tên Huấn Cao này? Bởi vậy từ khuôn mặt tư lự, lo lắng chuyển sang sự thanh thản, bình lặng.

Niềm say mê nghệ thuật, lòng trân trọng người tài chính là yếu tố đã khiến ông quyết định biệt đãi với Huấn Cao. Nhưng đi đến quyết định này, chính bản thân quản ngục cũng phải đối mặt với nguy hiểm. Nhưng bằng tình yêu cái đẹp, bằng khí phách của chính mình, viên quản ngục vẫn quyết định biệt đãi với Huấn Cao. Biệt đãi Huấn cao, quản ngục cũng mang trong mình niềm hi vọng sẽ xin được chữ của ông, nhưng đó chỉ là hi vọng mong manh, bởi tính ông Huấn vốn khoảnh, điều này quản ngục hiểu rất rõ. Ngay cả khi đem tất cả dũng khí vào gặp Huấn Cao, nhận được thái độ coi thường từ Huấn Cao, nhưng quản ngục chỉ lễ phép lui ra và nói: “Xin lĩnh ý” và mọi sự biệt đãi vẫn diễn ra như cũ. Hành động đó, cử chỉ nhún nhường đó là cả tấm lòng của quản ngục dành cho Huấn Cao, cũng chính ông đã tự bộc bạch: “những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại tử tù”. Sự biệt đãi và thái độ nhún nhường đó cho thấy thái độ khâm phục, lòng biết giá người và trọng người ngay của quản ngục dành cho Huấn Cao. Trong những ngày Huấn Cao dưới sự cai quản của mình, quản ngục còn mang trong mình hi vọng: ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, khi ấy ông sẽ xin ông Huấn chữ. Nếu được Huấn Cao cho chữ thì cả đời này của ông coi như đã thỏa chí và mãn nguyện. Điều ông đau lòng nhất là mặc dù ông Huấn dưới quyền mình nhưng chẳng biết làm cách nào để có thể xin chữ. Ông sợ một mai ông Huấn bị giải đi thì ông sẽ ân hận cả đời.

Ngày nhận được công văn, quản ngục “tái nhợt người đi”, nốt đêm nay thôi, ngày mai ông Huấn Cao đã bị giải đi hành hình, vậy là sở nguyện xin chữ của ông có lẽ sẽ mãi mãi không thể thực hiện. Nhưng bên cạnh ông còn có một thầy thơ lại cũng mang trong mình tấm lòng biệt nhỡn liên tài, nghe lời tâm sự của quản ngục, thầy thơ lại đã tìm ông Huấn và kể về nỗi lòng sâu kín của quản ngục. Huấn Cao thấu hiểu nỗi lòng viên quản ngục: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Chính nhân cách, phẩm chất của viên quản ngục đã làm cho Huấn Cao cảm phục và xúc động. “Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù và sự kì ngộ giữa khách anh hùng tài tử với kẻ biệt nhỡn liên tài”. Trong không gian nhà tù tối tăm, ẩm thấp, chật hẹp đã diễn ra cảnh cho chữ chưa từng có. Tấm lụa bạch trắng còn nguyên vẹn lần hồ, những đồng tiền kẽm đánh dấu ô, mùi mực thơm đều đã được viên quản ngục cẩn trọng chuẩn bị với tất cả lòng thành kính. Dưới ánh đuốc tỏa sáng đỏ rực, ba chiếc đầu chụm lại chăm chú từng nét chữ người tử tù đang viết. Mỗi chữ Huấn Cao viết xong, viên quản ngục đều “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ” thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Trên nền lụa trắng, những nét chữ được viết ra, viên quản ngục lắng nghe lời khuyên chân thành của tử tù, lui về quê nhà, bỏ nghề để giữ vững thiên lương trong sạch của mình. Cảm về tài năng, cảm về nhân cách, viên quản ngục vội vái người tù một vái, trong hành nước mắt nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Ông tự nhận mình là kẻ mê muội, bao lâu nay sống trong cảnh đề lao, thiếu chút nữa đã làm hoen ố nhân cách và thiên lương của chính mình. Nhờ có ánh sáng của cái đẹp, của nhân cách Huấn Cao, quản ngục mới được khai sáng, mới có thể sống nốt phần đời còn lại trong sự thanh tĩnh, trong sạch.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt, đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ độc đáo, kết hợp với nghệ thuật cường điệu, phóng đại, tương phản giúp bộc lộ tính cách nhân vật. Nhân vật được khắc họa thiên về chiều sâu tâm lý thể hiện qua các lời độc thoại nội tâm.

Bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật đặc sắc, độc đáo, Nguyễn Tuân đã vẽ lên chân dung của một quản ngục thật đẹp đẽ, cao cả về nhân cách. Đồng thời ông cũng cho thấy trong mỗi con người luôn có một phần nghệ sĩ, tâm hồn yêu cái đẹp, trọng cái tài.


Cùng chủ đề:

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích nhân vật Phăng – tin - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích nhân vật Thanh trong Dưới bóng hoàng lan - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích nhân vật Xúy Vân - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích nhân vật tri huyện - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích nhân vật viên quản ngục - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích truyện Thần Sét - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích truyện Thần trụ trời - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích văn bản Chữ bầu lên nhà thơ - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích văn bản Chữ người tử tù - Văn mẫu 10 KNTT
Phân tích văn bản Héc - To từ biệt Ăng - Đrô - Mác - Văn mẫu 10 KNTT