Phân tích văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ" — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 11 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí - Văn mẫu 11 Kế


Phân tích văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"

I. Mở bài: – Giới thiệu về đại thi hào Avec-la-na A-lếch-xi-ê-vích: + Bà là một đại thi hào, một nhà báo nổi tiếng người Bê-la-rút – Giới thiệu về đoạn trích “Và tôi vẫn muốn mẹ” từ tác phẩm “Những nhân chứng cuối cùng”:

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

– Giới thiệu về đại thi hào Avec-la-na A-lếch-xi-ê-vích:

+ Bà là một đại thi hào, một nhà báo nổi tiếng người Bê-la-rút

– Giới thiệu về đoạn trích “Và tôi vẫn muốn mẹ” từ tác phẩm “Những nhân chứng cuối cùng”:

+ Được sáng tác vào năm 1985

+ Câu truyện là những dòng tâm sự của những nhân chứng cuối cùng trong những năm tháng của cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. Thông qua đó còn thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả

II. Thân bài

– Nội dung chính: Đoạn trích là phần mở đầu của tác phẩm, nói về những đứa trẻ mồ côi do chiến tranh. Chiến tranh đã tàn phá đi những thành phố, khiến gia đình phải chia ly. Thậm chí, còn đau đớn hơn khi có những đứa trẻ đac đánh mất cả người thân của mình.

– Nhân vật Dinacosiac là nhân vật xưng “tôi” trong câu chuyện trên và cũng là nhân chứng trong câu chuyện, thông qua câu chuyện kể lại những kí ức, kỉ niệm của bản thân mình

– Điểm nhìn trần thuật khiến cho câu chuyện càng có độ chính xác cao, càng có mức độ tin tưởng cao cũng như thấu hiểu được tâm lý của các nhân vật khác

– Thi thoảng có thay đổi điểm nhìn trần thuật để không bị giới hạn về không gian và thời gian kể chuyện. Không chỉ vậy mà còn giúp cho tác giả gửi gắm vào đó những cảm xúc, suy nghĩ của mình

– Xây dựng hình ảnh nhân vật Dinacosiac vô cùng đặc sắc và thành công. Nhân vật là một đứa trẻ đại diện cho số phận của những đứa trẻ trong thế chiến thứ hai, bất hạnh, cô đơn, lạc lõng với những hy vọng mờ mịt vào tương lai.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận và suy nghĩ của em về tác phẩm

Bài tham khảo Mẫu 1

“Và tôi vẫn muốn mẹ” là đoạn trích được trích trong truyện “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985 của đại thi hào Avec-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Bà đã khéo léo ghi lại những dòng tâm sự của các nhân chứng cuối cùng trong những năm tháng của cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. Thông qua tác phẩm hiện thực tàn khốc sau chiến tranh hiện ra với đầy vẻ đau thương, khốn khổ, mất mát nhất, để lại những ám ảnh trong lòng người đọc.

Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích là một nhà báo người Bê-la-rút, sinh năm 1948. Với sở trường là một người viết báo nên bà hiểu hơn cả những tình hình nóng hổi của thế sự, nhất là đại chiến thế giới lần thứ hai. Tái hiện cuộc chiến tranh đẫm máu và nước mắt, bà đã viết nên tác phẩm “Những nhân chứng cuối cùng”, tác phẩm là những chiêm nghiệm sâu sắc của bà về thế sự, cuộc đời của con người. Với tác phẩm này cùng với những đóng góp không mệt mỏi cho lĩnh vực báo chí và văn học bà đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel năm 2015.

Đoạn trích Và tôi vẫn muốn mẹ thuộc phần đầu của cuốn truyện khi tác giả phỏng vấn về các nhân vật cũng chính là nhân chứng sau cuộc chiến tranh khốc liệt, đặc biệt xoáy sâu vào nỗi mất mát từ khi còn nhỏ của những đứa trẻ. Vì chiến tranh đã khiến cho những người ông, người cha của chúng phải dấn thân vào chiến trường, những người đã ra đi mà không bao giờ quay trở lại, những ám ảnh về cuộc chiến sẽ là vết thương còn đau xót mãi với các nhân vật. Thông qua nội dung ấy tác phẩm đã nêu bật một chủ đề mang tính thời đại: tố cáo tội ác của chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình, đồng cảm với nỗi đau khổ, mất mát của con người, khát khao về một cuộc sống hoà bình, không có chiến tranh.

Dinacosiac là nhân vật xưng tôi, người kể chuyện và cũng là nhân chứng trong câu chuyện này. Điểm nhìn trần thuật chính là điểm nhìn từ bên trong, nhân vật đứng ra kể lại câu chuyện của bản thân mình, những thứ mình quan sát được từ xung quanh và cả thấu hiểu được tâm lý của những nhân vật khác. Thỉnh thoảng điểm nhìn của người kể chuyện cũng thay đổi, đôi khi người kể chuyện như đứng ngoài tác phẩm, biết hết mọi diễn biến, tình tiết liên quan đến tác phẩm, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian kể chuyện. Với việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất, câu chuyện trở nên chân thật, sống động và tạo được sự đồng cảm, gần gũi với người đọc. Người kể chuyện ngôi thứ nhất đã có những trải nghiệm của chính bản thân mình nên việc kể tự nhiên, linh hoạt hơn.

“Và tôi vẫn muốn mẹ” dẫu chỉ là một đoạn trích nhỏ, ngắn nhưng cũng đã xây dựng thành công nhân vật Dinacosiac. Đây là linh hồn trong đoạn truyện này. Dinacosiac là một đứa trẻ có thể nói là bất hạnh vì không còn ai thân thích trong cuộc chiến này. Mẹ bị lạc do chiến trận, bố thì đi vào chiến trường, Dinacosiac bơ vơ trong trại trẻ mồ côi giống như bao đứa trẻ tội nghiệp khác. Cậu bé đã có thời gian lưu lạc dài từ nơi này sang nơi khác trên máy bay hoặc những chiếc xe ngựa cũ kỹ.  Những mảnh đất cậu đã đi qua đều nhuốm màu tàn tạ của chiến tranh. Cậu nhớ như in những ngày đói khát phải ăn cỏ để sống qua ngày, những đứa trẻ tranh nhau trên nồi súp loãng toàn nước, khóc mếu máo vì nhớ mẹ, sợ hãi, hoảng hốt vì luôn phải chạy trốn kẻ thù… đó là những ngày tháng đen tối mà cậu sẽ không thể nào quên. Nhân vật là một đứa trẻ đại diện cho số phận của những đứa trẻ trong thế chiến thứ hai, bất hạnh, cô đơn, lạc lõng với những hy vọng mờ mịt vào tương lai.

Tác phẩm là một thước phim cận cảnh tái hiện lại những năm tháng mù mịt của thế giới trong chiến tranh, qua đó bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với số phận con người trong xã hội.

Bài tham khảo Mẫu 2

Chiến tranh luôn tàn khốc, nó gây ra cho con người biết bao những tổn thương nặng nề. Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích cũng đã tái hiện cái thực tế tàn bạo đó, cùng với tình cảm mẹ con thiêng liêng qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” được trích trong “Những nhân chứng cuối cùng” sáng tác năm 1985.

Trong con mắt của những đứa trẻ thơ, chúng chưa biết được chiến tranh là như thế nào. Nhưng thông qua những con chữ ta vẫn có thể thấy được những cảnh tượng tang thương, ám ảnh mà chiến tranh mang lại. Nhân vật tôi tự kể câu chuyện của mình, tự nhớ lại những ký ức tuổi thơ mà mình đã trải qua để thấy được cái hiện thực của chiến tranh và những giá trị của tình cảm gia đình. Nét đẹp đầu tiên của nhân vật tôi lúc bé đó chính là một đứa trẻ hồn nhiên, kiên cường. Nhân vật tôi reo hò khi lần đầu tiên thấy máy bay, chỉ biết ngồi lên xe đi và nghĩ mình đang được đi trại hè. Những đứa trẻ ngây thơ được chuẩn bị cho rất nhiều bánh kẹo, sẵn sàng sẻ chia số bánh kẹo đó cho những người lính bị thương. Chúng không biết rằng mai sau đây chúng sẽ không còn cái gì để ăn. Khi đói khát ngày một nhiều, cuộc sống của những đứa trẻ càng khổ cực hơn khi phải ăn cả cỏ, vỏ cây. Đọc những câu văn này khiến người đọc phải xót xa, thương cho tình cảnh khốn khó này. Nhưng khó khăn là thế nhưng nhân vật tôi vẫn rất là kiên cường, có gì ăn nấy thích nghi nhanh trước hoàn cảnh. Là một đứa trẻ nhưng có thể làm rất nhiều công việc để giúp đỡ người khác.

Nét tính cách thứ hai cũng là nét tính cách khiến người đọc ấn tượng nhất đối với nhân vật tôi. Nhân vật tôi có tình cảm sâu sắc với ba mẹ của mình, đó có lẽ là thứ tình cảm giúp nhân vật tôi vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Lúc nào cũng muốn được tìm lại mẹ, không ngại khó khăn khổ cực. Những câu chuyện mà nhân vật tôi kể, không có những khung cảnh gia đình áp, ở đó toàn sự chia ly xa cách. Nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được sự yêu thương của nhân vật tôi dành cho cha mẹ, cũng như của cha mẹ dành cho nhân vật tôi. Thứ tình cảm đó khắc sâu vào tâm trí của tác giả theo nhân vật tận đến sau này. Đó là thứ tình cảm khát khao dai dẳng đi theo suốt những năm tháng trưởng thành của nhân vật tôi. Tựa đề câu chuyện là “Và tôi vẫn muốn mẹ…” cho thấy thứ tình cảm mãnh liệt tình mẫu tử. Khi nhân vật tôi chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Dù có đói khát thì chúng vẫn không khóc lóc mà chỉ khóc khi nhớ đến mẹ của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh, cuộc sống đủ đầy thì thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật tôi. Viết về đề tài chiến tranh, các nhà văn Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm nói về hiện thực chiến tranh và ca ngợi tình cảm gia đình trong thời kỳ đó. Như “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Cả hai nhà văn đều dùng những ngòi bút riêng của mình để lên án cái thảm khốc của chiến tranh và ca ngợi cái kiên cường, tình cảm con người trong thời kỳ đó.

Qua tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích ta thấy được một bức tranh chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ như nhân tôi hồn nhiên, ngây thơ nhưng mang những tình cảm thiêng liêng. Từ đó ta càng trân trọng cuộc sống hòa bình hiện nay và càng yêu thương gia đình hơn.


Cùng chủ đề:

Phân tích tấn bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô
Phân tích tình huống truyện lạ và éo le mà Kim Lân đã xây dựng trong truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích tình yêu trong bài thơ Thuyền và biển
Phân tích truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân
Phân tích và chứng minh hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm
Phân tích văn bản "Và tôi vẫn muốn mẹ"
Phân tích văn bản Cà Mau quê xứ
Phân tích văn bản Chiếu cầu hiền
Phân tích văn bản Cộng đồng và cá thể
Phân tích văn bản Dương phụ hành
Phân tích văn bản Lời tiễn dặn