Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật — Không quảng cáo

Giải bài tập sinh học 11, Sinh lớp 11 - Để học tốt sinh học 11 Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật


Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật

Các con đường đồng hóa nitơ ở thực vật.

QUÁ TRÌNH ĐỒNG HÓA NITƠ Ở THỰC VẬT

Rễ cây hấp thu nitơ ở dạng NH 4+ (dạng khử) và NO 3- (dạng ôxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Do vậy cần có quá trình đồng hóa nitơ, để cây có thể sử dụng được nitơ lấy được từ đất.

Sự đồng hóa nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình : khử nitrat và đồng hóa amôni.

1. Quá trình khử nitrat

- Đó là quá trình chuyển hóa NO 3- thành NH 4+ theo sơ đồ sau :

NO 3- (nitrat) → NO 2- (nitrit) → NH 4+ (amôni)

- Mo và Fe hoạt hóa các enzim tham gia vào quá trình khử trên.

- Quá trình khử nitrat thành amôni được thực hiện trong mô rễ và mô lá

2. Quá trình đồng hóa NH 4+ trong mô thực vật

Trong mô thực vật tồn tại 3 con đường liên kết NH 4+ với các hợp chất hữu cơ :

- Amin hóa trực tiếp các axit xêtô (Axit xêtô + NH 4+ → Axit amin

Ví dụ : Axit α – xêtôglutaric + NH 4+ → Axit glutamic

- Chuyển vị amin (Axit amin + Axit xêtô → Axit amin mới + Axit xêtô mới

Ví dụ : Axit glutamic + Axit pyruvic → Alanin + Axit α – xêtôglutaric

- Hình thành amit : Đó là con đường liên kết NH 4+ vào axit amin đicacbôxilic (Axit amin đicacbôxilic + NH 4+ → Glutamin

Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng :

- Đó là cách giải độc NH 4+ tốt nhất (chất này tích lũy lại gây độc cho tế bào)

- Amit là nguồn dự trữ NH 4+ cho các quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết.


Cùng chủ đề:

Quang hợp ở nhóm thực vật C3
Quang hợp ở thực vật C4
Quang hợp ở thực vật CAM
Quá trình chuyển hóa và cố định nitơ trong đất
Quá trình truyền tin qua xinap
Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật
Rễ cây hấp thụ nitơ ở dụng NH4 + (dạng khử) và NO3 - (dạng ôxi hóa) từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Từ đó, hãy giả thiết phải có quá trình
Sinh sản hữu tính ở thực vật
Sinh sản hữu tính ở động vật
Sinh sản vô tính ở thực vật
Sinh sản vô tính ở động vật