Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 19


Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngắn gọn nhất

Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Câu 1: Điểm giống nhau ở bốn đề bài...

Phần I

ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Trả lời câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Điểm giống nhau ở bốn đề bài:

- Cả bốn đề bài đều yêu cầu nghị luận về một sự việc, về một hiện tượng đời sống xã hội.

- Yêu cầu của bốn đề bài giống nhau ở chỗ yêu cầu người viết phát biểu ý kiến và nêu suy nghĩ của mình.

b. Một số đề bài tương tự:

- Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:

“Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn” đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ…”

(Theo Nỗi sợ hãi không muốn “học làm người” – Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013)

- Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.

Phần II

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Trả lời câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a.

- Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Hiện tượng: học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng.

b.

Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” :

- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

- Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

- Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).

- Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

2. Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa

- Thân bài:

+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa

+ Đánh giá việc làm của Nghĩa

+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

Phần III

LUYỆN TẬP

Lập dàn ý đề 4

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về các trạng nguyên ở nước ta.

- Nêu sơ lược vài nét về Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

b. Thân bài:

- Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.

- Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của Nguyễn Hiền: nép bên cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.

- Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn Hiền có ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.

c. Kết bài:

- Nguyễn Hiền là Trang nguyên nhỏ tuổi nổi tiếng của đất nước, là tấm gương sáng của thần đồng đất Việt.

- Chúng ta học tập ở Trạng nguyên Nguyễn Hiền tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ


Cùng chủ đề:

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Các phương châm hội thoại - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Các thành phần biệt lập - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 9
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cảnh ngày xuân - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chiếc lược ngà - Ngắn gọn nhất