Soạn bài Cảnh ngày xuân - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 6


Soạn bài Cảnh ngày xuân - Ngắn gọn nhất

Soạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du. Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân:

- Hai câu đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian.

- Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân là hai câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Trong ngày Thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo; hội đạp thanh.

- Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,… g ợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng.

- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.

- Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người.

- Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 87 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Thành công về nghệ thuật miêu tả :

- Ngôn ngữ chọn lọc, giàu chất tạo hình.

- Hệ thống từ ngữ đa dạng, từ láy giàu sức biểu cảm.

- Bút pháp tả cảnh đặc sắc : tả điểm xuyết, vừa gợi vừa tả, tả cảnh ngụ tình.

Luyện tập

Phân tích, so sánh ...

- Câu thơ cổ Trung Quốc miêu tả khung cảnh mùa xuân, triền cỏ bát ngát xanh tươi, giữa không gian mênh mông nổi lên sắc trắng của hoa lê. Câu thơ nhấn mạnh độ rộng, dài của không gian cùng hương thơm của cỏ.

- Câu thơ của Nguyễn Du có tiếp thu ý nghĩa ấy nhưng đặc biệt hơn, chữ “điểm” làm câu thơ có hồn, sinh động hơn, nét chấm phá gây sức hút. Nguyễn Du thiên về tả màu xanh mơn mởn của cỏ non để thông qua đó thể hiện sức sống bừng của mùa xuân. Nghệ thuật tả cảnh có xa có gần, có thấp có cao, có diện có điểm, có hình khối và đường nét, màu sắc hài hòa.

Bố cục

Bố cục : 3 phần

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): khung cảnh mùa xuân

- Phần 2 (8 câu thơ tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Phần 3 (4 câu cuối): cảnh chị em Kiều du xuân trở về

ND chính

Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

Cùng chủ đề:

Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 9
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cảnh ngày xuân - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chiếc lược ngà - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chị em Thúy Kiều - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Ngắn gọn nhất