Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 9


Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm. Đề 1: Cảm xúc về con vật nuôi

Phần I

NHỮNG CÁCH LẶP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Liên hệ hiện tại và tương lai:

- Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả dù sau này sắt, thép có thể nhiều hơn nhưng tre, nứa sẽ mãi gắn bó với con người Việt Nam. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc sản xuất, chiến đấu và là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

- Tác giả đã biểu cảm trực tiếp qua những nét đẹp, công dụng của cây tre và hình ảnh cây tre được lặp lại nhiều lần.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại:

- Tác giả đã say mê con gà đất: nhớ lại, hồi tưởng lại con gà trống “hóa thân thành con gà trống”, “thử rất lâu để chọn một con gà đất có giọng trầm…như người nghệ sĩ thổi kèn đồng”.

- Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên suy nghĩ sâu sắc của tác giả: đồ chơi không phải là những sự vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp .

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và mong ước.

a. Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến với cô giáo: em nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô ⟹ cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc lúc nào cô giáo cũng như là một người mẹ có lòng tốt và dịu hiền.

b. Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã thể hiện tình cảm yêu đất nước, sự gắn bó và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình.

4. Quan sát, suy ngẫm:

Quan sát giúp người con hiểu được sự hi sinh thầm lặng của người mẹ, xót xa, ân hận về những lỗi lầm và sự vô tâm của mình bấy lâu nay đối với mẹ.

Phần II

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi (trang 121 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tập lập dàn ý cho một số đề:

Đề cảm xúc về vườn nhà và cảm xúc về người thân trong SGK (tr. 122) đã gợi ý.

Đề 1: Cảm xúc về con vật nuôi:

* Mở bài: giới thiệu con vật nuôi em thân thiết (con mèo)

* Thân bài:

- Hoàn cảnh nuôi mèo.

- Mèo có bộ lông trắng như tuyết, nhỏ nhắn và xinh lắm.

- Vì sao em đặt tên nó như vậy?

- Hoạt động của mèo: bắt chuột, chơi với cái bóng của mình.

- Tính cách: nó cũng hơi đanh đá khi có ai cướp thức ăn nhưng nó không bao giờ ăn vụng.

- Kể một kỉ niệm của em với mèo (nó tìm ra một đồ vật gì cho em)

* Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với chú mèo đó.

- Con mèo cũng có đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với mọi người.

Đề 2: Cảm nghĩ về mái trường:

* Mở bài: giới thiệu về ngôi trường

* Thân bài:

- Ngôi trường đó ở đâu? Gồm có mấy dãy nhà.

- Mỗi nơi để lại cho em cảm xúc gì?

(Kỉ niệm về một nơi trong trường)

- Công việc chăm sóc và bảo vệ ngôi trường như thế nào?

* Kết bài: Cảm xúc của em về mái trường thân thương đó.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Câu đặc biệt - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chơi chữ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ - Ngắn gọn nhất