Soạn bài Cái kính SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết
Đó là truyện cười dân gian hay truyện cười hiện đại? Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào?
Nội dung chính
Phương pháp giải:
Nội dung truyện “Cái kính” như là một câu chuyện đùa, phê phán một cách nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình,… Qua đó cũng phê phán một số thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. |
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đó là truyện cười dân gian hay truyện cười hiện đại? Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?...
Phương pháp giải:
Xem phần Kiến thức ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đó là truyện cười hiện đại.
Truyện kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu.
Đó là truyện cười hiện đại. Truyện kể lại câu chuyện của nhân vật “tôi” với những lần đi khám mắt để cắt kính. Nhân vật “tôi” muốn đeo kính để trở nên trông giống một người tri thức.
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (cốt truyện, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, kết thúc bất ngờ,…)?
Phương pháp giải:
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.
- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài
- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.
- Đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản ở những phương diện:
+ Nhân vật: nhân vật “tôi”, các bác sĩ ở bệnh viện tư, bệnh viện nhà nước, từ Mỹ, Đức về khám.
+ Hành động thông qua mỗi lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”.
+ Lời thoại: hóm hỉnh, hài hước.
+ Thủ pháp trào phúng: sau những lần đi khám mắt để cắt kính, hết bị buồn nôn, đau mắt, không thể sinh hoạt bình thường,…cho đến khi anh bị ngã, kính rơi ra thì lúc đó anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng. Và khi về kể với vợ của mình, anh mới biết chiếc kính của mình rơi ra từ lúc đó.
+ Kết thúc bất ngờ: anh bị ngã, kính rơi vỡ khiến anh nhìn rõ mọi thứ → kể với vợ → phát hiện ra mắt mình nhìn sáng, rõ ràng nhất là khi không đeo kính.
Chuẩn bị 3
Câu 3 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước truyện Cái kính và tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin
Lời giải chi tiết:
Cách 1
A-dít Nê-xin (1915-1995), nhà văn người Thổ Nhĩ Kỳ
- Thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin: là một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ.
+ Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1915 và mất ngày 6 tháng 7 năm 1995. Ông sinh ra tại Heybeliada, Istanbul – là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kì.
+ Người ta biết đến ông không chỉ là một nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, mà hơn hết chính là khối lượng lớn các sáng tác của ông.
+ Sự nghiệp văn chương: sáng tác đa dạng các thể loại, tiêu biểu là tiểu thuyết và truyện cười.
Chuẩn bị 4
Câu 4 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy tìm, ghi lại một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hoặc hiện đại)
Phương pháp giải:
Ghi lại một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mục đích của truyện cười: Mua vui giải trí (nhằm mục đích giải trí là chủ yếu). Phê phán: phê bình, lên án thói hư tật xấu của con người. Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị (thời xưa)
- Mục đích: Mua vui giải trí.
- Phê phán: phê bình, lên án thói hư tật xấu của con người.
- Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có bản chất của giai cấp thống trị (thời xưa)
- Một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hay hiện đại):
+ Đặc điểm: ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.
+ Vai trò: đem lại tiếng cười giải trí thư giãn, đồng thời ẩn chứa trong đó là những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
+ Tác dụng: giải trí và giáo dục con người.
Chuẩn bị 5
Câu 5 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy nhớ lại và chuẩn bị kể cho bạn nghe về một hiện tượng hoặc tình huống hài hước mà em đã gặp trong cuộc sống
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thầy bói xem voi là câu chuyện dân gian Việt Nam thuộc thể loại ngụ ngôn châm biếm ở Việt Na m và trở thành câu thành ngữ tương tự. Nguồn gốc của câu chuyện này từ những câu chuyện ngụ ngôn về Con voi và những kẻ mù ( Blind men and an elephant ) bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn Trung Hoa cổ đại, từ đó nó đã được truyền bá rộng rãi. Đó là câu chuyện về một nhóm người mù chưa từng gặp voi bao giờ và họ đã tìm hiểu và hình dung ra con voi bằng cách chạm vào nó. Mỗi người mù cảm nhận thấy một bộ phận khác nhau của cơ thể voi, nhưng chỉ một bộ phận riêng lẻ. Sau đó, họ mô tả con voi dựa trên kinh nghiệm hạn hẹp của họ và mô tả của họ về con voi khác nhau. Trong một số phiên bản, họ nghi ngờ rằng người kia không trung thực và họ ra tay đánh nhau.
- Thầy bói xem voi là câu chuyện dân gian Việt Nam thuộc thể loại ngụ ngôn châm biếm
- Đó là câu chuyện về một nhóm người mù chưa từng gặp voi bao giờ và họ đã tìm hiểu và hình dung ra con voi bằng cách chạm vào các bộ phận của nó.
- Xung đột xảy ra khi ai cũng dựa trên kinh nghiệm hạn hẹp của họ và cho rằng mình đúng.
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhân vật “tôi” muốn đeo kính vì muốn mình ra dáng một người tri thức. Anh ta muốn ai nhìn vào cũng bảo anh ta là bác học.
Vì muốn mình ra dáng một người tri thức.
Nhân vật “tôi” muốn đeo kình vì muốn bản thân giống người tri thức.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật “tôi” bị bệnh gì và hậu quả của việc đeo kính thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật "tôi" bị cận thị 1,75 đi-ốp.
Hậu quả là cứ đeo kính là anh ta thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được, thậm chí là có nhiều lần nôn thật
- Bị cận thị 1,75 đi-ốp.
- Hậu quả: cứ đeo kính là thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được, thậm chí là có nhiều lần nôn thật.
Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật “tôi” bị cận thị, 1,75 đi-ốp và phải đeo kính. Hậu quả là anh ta thấy mặt mảy sa sầm, buồn nôn.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Kính mới khác kính trước như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Kính trước là kính cận thị 1, 75 đi-ốp thì kính thứ hai là kính viễn thị 2 đi - ốp. Nhân vật "tôi" chuyển từ chóng mặt, buồn nôn sang mắt đỏ hoe như khóc.
Đeo kính mới, nhân vật “tôi” không còn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn. Thay vào đó, anh ta bị chảy nước mắt, lúc nào mắt cũng đỏ hoe, thương xót.
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cặp kính này khiến nhân vật "tôi" nhìn cái gì cũng như lùi hẳn ra xa, khó bắt tay người quen, nhìn cái gì cũng bé xíu, không ăn uống được.
Hậu quả: nhìn cái gì cũng như lùi hẳn ra xa, khó bắt tay người quen, nhìn cái gì cũng bé xíu, không ăn uống được.
Hậu quả: nhìn mọi vật bị sai lệch hình ảnh, lúc to lúc nhỏ, không thể sinh hoạt bình thường được.
Đọc hiểu 5
Câu 5 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chiếc kính thứ tư có hạn chế gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Chiếc kính thứ tư khiến nhân vật nhìn cái gì cũng hóa hai.
Hạn chế: nhìn cái gì cũng hóa hai.
Hạn chế: nhìn mọi vật đều thành hai.
Đọc hiểu 6
Câu 6 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cuối cùng, các bác sĩ có xác định được bệnh mắt của nhân vật “tôi” không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cuối cùng, các bác sĩ không xác định đúng được bệnh của nhân vật "tôi", mỗi ông bảo một kiểu.
Không xác định đúng được bệnh của nhân vật “tôi”
Cuối cùng, các bác sĩ không xác định được bệnh mắt của nhân vật “tôi”.
Đọc hiểu 7
Câu 7 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Điều gì đã xảy ra với nhân vật “tôi”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhân vật "tôi" nhìn cái gì cũng không rõ ràng, khi xa, khi gần khi đen khi đục,... Kết quả là một lần anh ta bước hụt và ngã lăn quay xuống dưới.
Nhìn cái gì cũng không rõ ràng, khi xa, khi gần khi đen, khi đục,...
Nhân vật “tôi” đi trên cầu, bước hụt và ngã lăn quay xuống đất, làm văng chiếc kính văng ra xa. Sau khi nhờ người tìm kính, anh ta đeo kính vào và mọi thức bỗng trở nên sáng, rõ ràng.
Đọc hiểu 8
Câu 8 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bất ngờ ở chỗ nhân vật tôi có thể nhìn rõ mọi thứ khi chiếc kính bị vỡ, bởi mắt anh ta vốn chẳng bị gì hết.
Chiếc kính bị vỡ rơi mất mắt kính.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính . Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin?
Phương pháp giải:
Đọc và tóm tắt văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác sĩ bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viễn thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... những vẫn không nhìn rõ được. Một lần anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.
- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.
- Kể về nhân vật “tôi” - một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu.
- Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Sau nhiều lần gặp các bác sĩ đều đoán ra bệnh khác nhau đã gây ra cho anh ta nhiều hậu quả oái oăm.
- Cho đến khi chiếc kính bị vỡ, anh ta mới nhìn rõ được sự vật bởi anh ta vốn không bị bệnh mắt.
Tóm tắt nội dung: Nhân vật “tôi” vì muốn đeo kính để trông giống một người tri thức nên đã đi khám mắt để cắt kính. Đầu tiên, bác sĩ bảo anh ta cận thị 1,75 đi-ốp, nhưng khi anh đeo kính cận vào thì bị buồn nôn và chóng mặt liên tục. Tiếp theo, anh đến một bác sĩ tư khác để khám thì được kết luận là bị viễn thị, anh đeo kính thì lúc nào cũng chảy nước mắt, mắt đỏ hoe. Thấy vậy, anh liền đến bệnh viện nhà nước khám thì bác sĩ bảo anh bị loạn thị, nhưng đeo kính loạn thị vào anh lại thấy cái gì cũng lùi xa ra, anh không thể sinh hoạt bình thường. Lần thứ tư anh khám ở chỗ bác sĩ mới ở Mỹ về thì đeo kính lại bị nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai. Rồi lần thứ năm, anh tìm một bác sĩ ở Đức về thì khám anh bị viễn thị cùng cận thị nhưng đeo kính ở đây anh không phân biệt được sáng tối nữa. Lần thứ sáu khám, bác sĩ kết luận anh bị quáng gà. Anh đi hết nơi này đến nơi kia khám rồi uống thuốc, thay kính nhưng vẫn nhìn khó khăn, không hoạt động bình thường được. Trong một lần anh bị ngã, kính rơi ra, từ lúc đeo lại kính bị rơi anh nhìn gì cũng rõ ràng. Về tới nhà vợ bảo anh mới biết mắt kính bị vỡ từ lúc đó rồi.
- Truyện được trích ra từ tập sách Những người thích đùa của Nê-xin.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.
- Lần 2: Anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe.
- Lần 3: Anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn khi bắt tay, đi lại và ăn uống.
- Lần 4: Anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai.
- Lần 5: Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa.
- Lần 6: Nhìn cái gì ở xa cũng thấy gần.
- Lần thứ nhất: bị buồn nôn và chóng mặt.
- Lần thứ hai: nước mắt chảy, đỏ hoe.
- Lần thứ ba: nhìn thấy vật gì cũng xa dần, không thể sinh hoạt bình thường được.
- Lần thứ tư: nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai.
- Lần thứ năm: không phân biệt được sáng tối.
- Lần thứ sáu: nhìn xa thấy gần.
- Những lần tiếp theo: nhìn cái gì cũng ra màu xanh, mọi thứ lẫn lộn hết.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản và nhận xét
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các bác sĩ trong truyện là những người không có chuyên môn, hành nghề không có tâm. Nhân vật “tôi” là một người ham sĩ diện.
Mắt của nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì hết là thật nhưng lại bị phóng đại thành có bệnh, rồi bệnh này sang bệnh kia. Các ông bác sĩ chê nhau nhưng chính mình cũng khám không ra.
- Các bác sĩ: không có chuyên môn, hành nghề không có tâm.
- Nhân vật “tôi”: ham sĩ diện.
- Mắt của nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì hết là thật nhưng lại bị phóng đại thành có bệnh
- Các bác sĩ khám mắt trong truyện tuy là có người đi du học về, đều là người có học thức, trình độ chuyên môn nhưng khi khám cho bệnh nhân thì đều khám không có tâm, khám qua loa, dối trá để khiến bệnh nhân vừa tốn tiền, tốn thời gian và vẫn không giúp gì được cho bệnh nhân.
- Nhân vật “tôi” là người thích sĩ diện, chỉ vì muốn bản thân mình trông thật tri thức mà đã kiên quyết đi cắt kính để rồi vừa tốn tiền của lẫn thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt mặc dù mặt anh ta vẫn bình thường.
- Sự thật: mắt nhân vật “tôi” bình thường, không có vấn đề gì cả.
- Điều được phóng đại: mỗi lần đi khám lại phát hiện ra một loại bệnh về mắt.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản Cái kính .
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì, vì muốn giả tri thức mà đi khám mắt kết quả bị bác sĩ cho đeo kính sai.
Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Các ông bác sĩ dù khám không ra bệnh nhưng người sau mắng người trước và đều khám không ra bệnh. Kết quả bệnh nhân vốn chẳng bị gì.
Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.
- Yếu tố gây cười: Nhân vật “tôi” vốn chẳng bị gì, vì muốn giả tri thức mà đi khám mắt kết quả bị bác sĩ cho đeo kính sai.
- Thủ pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại.
- Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.
- Truyện xây dựng hình tượng nhân vật đại diện cho những con người sĩ diện, bất chấp mọi thứ chỉ để đạt được điều mình mong muốn, đồng thời, hình tượng các bác sĩ khám mắt cho nhân vật “tôi” ai cũng khám sai nhưng đều chê người khám trước là lang băm, ngu dốt.
- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
Câu 1
Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán về "bệnh sĩ". Nhân vật tôi muốn giả danh tri thức mà đi khám mắt để đeo kính. Các bác sĩ vì muốn tỏ ra là mình tài giỏi nên khám sai bệnh cho bệnh nhân.
Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán về “bệnh sĩ”
Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật tôi vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi. Điều đó vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay bởi tồn tại rất nhiều người như thế.
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là: “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải”. Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn theo yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là: “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kì thật không phải” từ khái niệm này có thể thấy nhân vật “tôi” trong truyện mắc bệnh ảo tưởng nghiêm trọng. Chỉ vì muốn được trong tri thức mà anh ta bất chấp đánh đổi sức khoẻ để đeo kính. Anh ta thậm chí đã thay đổi kính những bốn lần mặc dù mắt anh ta hoàn toàn bình thường, đây là biểu hiện của sự ảo tưởng và vô trách nhiệm với bản thân. Giá trị của mỗi người là ở chính bản thân họ chứ không phải chỉ nhờ vào cặp kính
Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng vì tình trạng mắt đang bình thường, không có vấn đề gì nhưng vẫn muốn đeo kính để khiến mình trông tri thức hơn. Sau những lần đi cắt kính và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày, anh ta vẫn nghĩ mắt mình có vấn đề chứ nhất quyết không chịu bỏ kính ra.
Bài đọc