Soạn bài Cảnh khuya SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 8, ngữ văn 8 cánh diều Bài 7. Thơ Đường luật


Soạn bài Cảnh khuya SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước văn bản Cảnh khuya, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

Nội dung chính

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Chuẩn bị

(trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc trước văn bản Cảnh khuya ; tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Cha: Nguyễn Sinh Sắc

Mẹ: Hoàng Thị Loan

Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam

Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn

* Tác giả:

- Tiểu sử:

+ Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).

+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, TQuốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào CM trong nước

+ Tháng 8-1942, sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào CM, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

+ Từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế

- Quan điểm sáng tác:

+ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.

+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học

+ Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

- Phong cách nghệ thuật:

+ Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng

• Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.

• Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

• Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.

+ Tính thống nhất:

• Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị

• Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

• Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai

→ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc

* Tác phẩm:

- Bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya . Nêu chủ đề của tác phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và phần Kiến thức ngữ văn đầu bài

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Chủ đề tác phẩm: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Chủ đề: khung cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Chủ đề tác phẩm: là một bài thơ miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Qua đó thể hiện tình cảm với thiên nhiên cũng như tấm lòng yêu nước sâu đậm của Bác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? Cảnh khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 2 câu thơ đầu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua hai câu thơ đầu, núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

-> Cảnh vật sống động, tầng lớp lung linh, quấn quýt, có đường nét, hình khối đa dạng với 2 mảng màu sáng, tối.

=>Vẻ đẹp lung linh huyền ảo, vừa cổ kính vừa trang nghiêm. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình =>Vẻ đẹp lung linh huyền ảo, vừa cổ kính vừa trang nghiêm.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên thơ mộng, hữu tình: có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc.

=> Hai câu thơ vẽ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống. Đồng thời qua đó gợi lên tình yêu thiên nhiên của tác giả.

- Qua hai câu thơ đầu, núi rừng Việt Bắc hiện lên rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Âm thanh tiếng suối được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa. Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối  tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực  vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Tiếng suối nơi xa xa vẳng lại nghe những tiếng hát của người con gái đẹp hát trong rừng vọng ra.

Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Điệp từ  “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.

+ Lồng 1:  ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.

+ Lồng 2: bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.

=> Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.

- Nhà thơ đã dùng tâm hồn của mình để lắng nghe, đồng điệu với tiếng suối rừng, đến như tiếng nhạc rừng xanh nay có thực thể, đến làm bạn với nhà thơ. Chi tiết này thể hiện sự tinh tế của tác giả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 2 câu thơ cuối

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất hòa hợp trong con người của Bác.

- Tác giả đã thể hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc. Người thao thức chưa ngủ đâu chỉ vì cảnh đẹp đêm trăng mà cơ bản là do người nghĩ cho vận mệnh của dân tộc. Hoặc cũng có thể hiểu: chính vì thao thức tới canh khuya để lo nghĩ việc nước mà Người đã thưởng thức được những cảnh đẹp tuyệt diệu của núi rừng.

- Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh. Tóm lại hai câu cuối của bài thơ Cảnh khuya đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả  vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc.

=> Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Tác giả đã thể hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc.

- Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.

=> Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Hai câu thơ cuối trong bài cảnh khuya là sự hòa quyện của người và cảnh sự say đắm đến mê mẩn của tác giả với cảnh đêm khuya. Không gian và thời gian tĩnh lặng làm nên cho tâm trạng và cảm xúc của Bác. Hiện lên ở hai câu thơ cuối chính là tâm trạng lo âu, lo lắng, trăn trở của Bác vì dân vì nước. Qua đó chúng ta thấy được tấ lòng yêu nước, thương dân vô cùng của một vị lãnh tụ tài đức.

- Bằng việc lặp lại của từ “chưa ngủ” thể hiện nỗi trăn trở của Bác. Vì lo cho nước cho dân, cho sự nghiệp dân tộc mà Bác đã bao đêm thao thức không ngủ.

=> Tóm lại hai câu cuối của bài thơ Cảnh khuya đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ. Nêu tác dụng miêu tả và biểu cảm của biện pháp tu từ đó.

Phương pháp giải:

Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa,", so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát - tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.

Tác dụng: Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Biện pháp tu từ so sánh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

- Tác dụng: khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.

- Biện pháp tu từ so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.

=> Tác dụng: Cách so sánh này giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

Biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa,", so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát - tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.

Tác dụng: Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya .

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn theo yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Cách 1

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Thì ra, Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà rất đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ được. Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở Bác có một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.

Xem thêm
Cách 2

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ trên đã giải thích cho câu hỏi vì sao Bác lại chưa ngủ. Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà mà rất nhiều đêm khác nữa Bác đều không ngủ được. Thông qua hai câu thơ ta thấy được một tấm lòng yêu nước, một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn Văn 8 tập 1 chi tiết, soạn bài ngữ văn lớp 8 tập 1 cánh diều
Soạn Văn 8 tập 2 chi tiết, soạn bài ngữ văn lớp 8 tập 2 cánh diều
Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Bộ phim "Người cha và con gái" SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Cái kính SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Cảnh khuya SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Chiều sâu của truyện "Lão Hạc" SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Chiếu dời đô SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc - Giơ" SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Giới thiệu một cuốn sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Hịch tướng sĩ SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết