Soạn bài Câu đặc biệt trang 27 SGK Ngữ văn 7 tập 2
1. Thế nào là câu đặc biệt? Phân tích thành phần cấu tạo của các câu dưới đây, so sánh và rút ra nhận xét:
THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT?
Câu: “Ôi, em Thủy" là ở lựa chọn C là câu đặc biệt.
TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT
Các câu ở trong bảng
(1) Một đêm mùa xuân: Xác định thời gian nơi chốn.
(2) Tiếng reo. Tiếng vỗ tay: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
(3) Trời ơi! Bộc lộ cảm xúc.
(4) - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
- Chị An ơi!: Gọi đáp
LUYỆN TẬP
1. Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ.
a) Không có câu đặc biệt:
- Câu rút gọn:
+ “Có khi được trưng bày... trong hòm”
+ “Nghĩa là phải ra sức giải thích... kháng chiến "
b)
- Câu đặc biệt: “Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!”
- Không có câu rút gọn.
c)
- Không có câu đặc biệt
- Câu rút gọn: "Một hồi còi".
d)
- Câu đặc biệt: “Lá ơi'”
- Câu rút gọn: “[...] - Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!”
- "Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu".
2. Các câu đặc biệt ở bài tập 1 có tác dụng:
- Xác định thời gian.
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp.
3. Viết đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt.
Không nhớ vào một buổi sáng nào được bà ngoại cho ra đồng nhặt cỏ cùng với dì tôi nhưng đó là lần tôi ngạc nhiên quá đỗi. Bước chân ngắn của thằng bé là tôi cứ líu ríu níu váy bà để lên cho được con đê cao. Lần đầu tiên tôi đứng trên đê làng. Cả một cánh đồng bát ngát trải dài những lượn sóng xanh rập rờn đến những dãy núi xa vời. Những cánh cò đang lả cánh như những con diều trắng chấp chới bay về phía mặt trời. Phương Đông sáng hồng lên, những đám mây ngũ sắc cho tôi một ấn tượng thần tiên. Ôi, con đê làng! Một buổi bình minh . Vâng, một bình minh mãi mãi cho tôi nhớ về quê hương dù nay tôi đã ở chân trời góc bể.