Soạn bài Cầu hiền chiếu SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết.
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện về nhà vua chiêu mộ hiền tài mà em biết là câu chuyện về vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Sau khi lên ngôi sau giai đoạn đất nước bị chia cắt ngổn ngang, nguyên khí quốc gia bị suy yếu kiệt quệ. Trong hoàn cảnh đó, nhà vua ý thức được sự cấp thiết phải chiêu mộ hiền tài để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Trước tình hình đó, Ngô Thì Nhậm – một thân tín của vua Quang Trung đã thay mặt ông soạn “Chiếu cầu hiền” để thể hiện tinh thần quyết tâm vực lại giang sơn của một nhà lãnh đạo tài giỏi, anh minh.
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết và tìm hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài luôn có ý nghĩa quan trọng bậc nhất.
Họ luôn đóng một vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, luôn đổi mới sáng tạo, đóng góp những ý kiến mới mẻ góp sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Phần 1 nêu vấn đề gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn 1 của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề được nêu trong đoạn 1 là mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn 2 của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến việc khẳng định sự cần thiết phải có người tài ra giúp vua trị nước, chăm dân.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn 4 của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Ông khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hiền tài và thiên tử, khẳng định nếu không theo thiên tử là họ đang trái lại với ý trời, với tư tưởng trung quân ái quốc mà họ vẫn tôn thờ.
Nêu nên tình cảnh của đất nước, triều đại như một cách nhấn mạnh lại lần nữa sự cấp thiết phải ổn định triều cương, trấn chỉnh lại quan lại, cần thiết phải có người tài ra giúp vua dựng nước.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 cố mối quan hệ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn 5 của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Lý lẽ trình bày ở phần trước với kế hoạch thực thi ở sau có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu phần trước là lời kể nể, phát súng đầu tiên để đánh vào nhận thức, tư tưởng của những người tài thì phần lý lẽ sau như một lời chốt lại, khẳng định rằng họ sẽ ra giúp sức cho vua, cho đất nước.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Ý nghĩa của lời khuyến dụ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ 2 đoạn cuối của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Lời khuyến dụ một lần nữa khẳng định xây dựng đất nước không chỉ là của nhà vua mà nó cần phải có sự góp sức của người tài, của hiền thần.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào hoàn cảnh ra đời và đoạn 1 của tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
- Lí do: hoàn cảnh đất nước khi vừa mới trải qua chiến tranh, triều đình mới xây dựng, lòng dân hoang mang, lo lắng, xã tắc chưa vững, việc nước chưa định, việc quân chưa xong.
- Mục đích: Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung ra Chiếu cầu hiền nhằm kêu gọi những văn thân, sĩ tử, những kẻ sĩ trong thiên hạ từ bỏ cuộc sống an nhàn, ra triều làm quan, giúp vua xây dựng và ổn định đất nước.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản hướng đến đối tượng là các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người có tài, những người đã từng làm quan cho triều cũ đang sống cuộc sống ở ẩn.
- Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước bởi:
+ Bản thân của những người đó không còn tin vào triều đình, vào chế độ
+ Họ thích cuộc sống an nhàn, ngày 3 bữa câu cá, ngâm thơ, một cuộc sống nhàn tản thỏa mãn sở thích cá nhân, rời xa thời cuộc
+ Nhiều người thuộc triều đại cũ, e ngại việc ra là quan cho triều đại mới liệu có đi ngược lại với tư tưởng của mình
+ Một bộ phận thì không ủng hộ chính quyền mới nhưng không có ý chống phá.
+ Bộ phận khác thì ngại tiến cử bản thân và không có ai để tiến cử…
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.
Phương pháp giải:
Chú ý vào nội dung từng phần của văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản gồm có 3 phần:
+ P1: từ đầu… người hiền vậy → mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
+ P2: tiếp… hay sao? → thực tại của đất nước và nhu cầu của thời đại
+ P3: còn lại → đường lối cầu hiền của vua.
- Nội dung của các phần có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tác phẩm là chiêu mộ người tài.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm
Chú ý vào những lý lẽ, bằng chứng được đưa ra
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật lập luận được thể hiện qua việc sử dụng những lí lẽ, bằng chứng vô cùng xác đáng về thời cuộc, hoàn cảnh của đất nước.
Bên cạnh những lời chỉ trích có phần gay gắt, đanh thép ấy ta vẫn bắt gặp những câu hỏi tu từ đậm chất biểu cảm
Như một nỗi niềm giãi bày, một sự trải lòng của chính nhà vua, thay vì việc đổ lỗi cho người tài, ông nhận sự nhượng bộ về mình. Đây là một cách thuyết phục độc đáo, không chỉ cho ta thấy nỗi niềm, tấm lòng của nhà vua còn là một cách thấy nhu thắng cương khiến người nghe không khỏi thấy nhói lòng, tội lỗi nếu làm trái.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ tác phẩm và nêu lên quan điểm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Theo em, điều tạo nên sức hấp dẫn của Cầu hiền chiếu là lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục với mục đích rõ ràng, sâu sắc.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?
Phương pháp giải:
Dựa vào mục đích của tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Ngô Thì Nhậm đã thay mặt vua Quang Trung viết Cầu hiền chiếu để chiêu mộ hiền tài khắp cả nước, ra sức vì nước, vì dân.
Viết
Câu hỏi (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa của Cầu hiền chiếu để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Từ xưa đến nay, người tài luôn giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, trên con đường hội nhập của đất nước, vai trò của người tài lại càng được trú trọng hơn bao giờ hết. Bởi dưới sự góp sức của họ, đất nước mới có thể phát triển, lớn mạnh, nhân dân mới được ấm lo, hạnh phúc. Họ là những người xuất chúng trong quần chúng, có cái nhìn chiến lược với năng lực làm việc tốt. Vậy nên, đất nước, nhân dân cần họ. Đồng thời, những người tài cũng phải nhận rõ được nghĩa vụ phải cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, đây là nghĩa vụ cao cả của con người trong xã hội. Vì vậy, không nên vì giỏi mà sinh kiêu, xem thường người khác bởi như vậy nó sẽ đánh mất giá trị vốn có của người tài như Bác Hồ nói “tài phải đi với đức” thì mới làm được việc lớn.