Soạn bài Cà Mau quê xứ SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí


Soạn bài Cà Mau quê xứ SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Ba tiếng “Mũi Cà Mau" gợi lên trong bạn những suy nghĩ, cảm xúc gì? Bạn đã biết được gì về vùng đất Mũi Cà Mau (qua sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông)?

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Ba tiếng “Mũi Cà Mau" gợi lên trong bạn những suy nghĩ, cảm xúc gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Nhắc đến Mũi Cà Mau là nhắc đến vùng tận cùng của Tổ quốc Việt Nam về phía Nam, là vùng xa xôi nhất so với Thủ đô và thành phố.

Xem thêm cách soạn khác

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Bạn đã biết được gì về vùng đất Mũi Cà Mau (qua sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông)?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức tìm hiểu qua sách, báo

Lời giải chi tiết:

Vùng đất Mũi Cà Mau là một mảnh đất nhỏ thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100km.

Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú, là nơi khách du lịch không thể bỏ qua khi tới Cà Mau như vườn chim Lâm Viên, vườn chim Cà Mau, vườn chim Ngọc Hiển…

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích gì?

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn đầu của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Mục đích của tác giả khi đến Mũi Cà Mau là để đi chơi, khám phá vùng đất này.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Chú ý những liên tưởng của tác giả về văn học.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn 3 để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Thể hiện qua một loạt cái tên được nhắc đến như Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Trạng thái tình cảm của tác giả và mọi người khi đến Mũi Cà Mau.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn từ “Mà cũng thiệt lạ!... một mảng mây ngàn tuổi.”

Lời giải chi tiết:

Cả tác giả và bạn của anh đều cảm thấy bản thân mình như trở thành những kẻ nông nổi kì quặc, họ cùng nhau đốt và thả xuống biển. Hay có những người họ ôm cây cột mốc, ôm cây đước, nằm lăn xuống bùn…

Họ đều mang trong mình sự lạ lẫm, tò mò về mảnh đất này và họ đến đây với tâm thế để khám phá. Bởi vậy khi đến nơi, cảm xúc của họ được bộc lộ ra bằng hành động.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng gì của người viết?

Phương pháp giải:

Chú ý vào hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong văn bản để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Góp phần tô đậm thêm tâm trạng nhớ nhà của tác giả.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Từ “xứ” được nói ở đây có kết nối như thế nào với nhan đề?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn từ “Thế là cãi nhau… con người hay đến.”

Lời giải chi tiết:

Để chỉ đất Mũi Cà Mau.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Chú ý cái nhìn của người viết đối với những chi tiết thực của đời sống được ghi lại.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn tiếp theo để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Mọi thứ ở đây đều diễn ra một cách nhẹ nhàng, khiến tác giả cảm thấy thân thuộc và dần coi đây như quê hương của mình.

Hơn nữa, người dân nơi đây đều rất cần cù, chịu khó, làm lụng vất vả để mưu sinh, họ thật thà, chất phác khiến tác giả càng thêm gắn bó, thương mến mảnh đất và con người nơi đây hơn.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 49, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Những khó khăn, bộn bề mà con người ở Đất Mũi Cà Mau đã trải qua.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn từ “Bên cạnh tôi,… những thân đước mới.”

Lời giải chi tiết:

Đó là tôm họ nuôi bị ngạt thở vì sình lầy, vì vậy họ phải đốn hạ đước để cho ra những vuông tôm sạch sẽ trong lành. Nhưng làm vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên Đất Mũi bởi đước chính là một phần của mảnh đất này.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 8

Câu 8 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Cách thể hiện cảm xúc của tác giả ở phần kết.

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn cuối của bài.

Lời giải chi tiết:

Ông không hề nói thẳng rằng mình lưu luyến, không muốn rời xa mảnh đất này mà thay vào đó, ông lấy hình ảnh than đước – một thứ quà ông được người dân tặng, đó là vật tượng trưng cho tình cảm giản dị, chân chất của người con Đất Mũi.

Tác giả cầm lấy nó, rời mảnh đất này trong sự xúc động không nỡ được thể hiện rõ nét qua câu cuối “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt quay nhòe.”

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì đối với người viết tản văn?

Phương pháp giải:

Chú ý vào cảm xúc mà tác giả thể hiện ở đầu tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

- Cảm xúc của tác giả khi đến Mũi Cà Mau đó là cảm xúc bồi hồi, mong chờ vào những thứ sắp diễn ra, những gì sắp xảy đến

- Tâm thế đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm hình thành lên cảm xúc chủ đạo của tác phẩm.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những chi tiết miêu tả cuộc sống của người dân nơi Đất Mũi.

Lời giải chi tiết:

Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua hình ảnh những ngôi nhà sàn thưng lá dừa nước, cơ sở gia công, hình ảnh cá bơi lội ở biển dưới sàn…

Cùng với đó là những nhân vật có thật, những người dân chất phác, cần cù lao động như anh Nguyễn Hoàng Phúc, nhà anh Phúc chị Tuyết – chủ một cơ sở gia công ghẹ…

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này? Những liên tưởng đó có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Chú ý vào tên những nhà thơ, nhà văn được tác giả nhắc đến trong bài.

Lời giải chi tiết:

Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu, Nguyễn Bính về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

→ Những liên tưởng đó gợi cho người đọc về tâm hồn thấm nhuần tinh hoa văn hóa văn học Việt Nam của tác giả.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những yếu tố thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Chất trữ tình của tác phẩm được tác giả thể hiện hài hòa qua những hình ảnh về con người, cảnh vật nơi Đất Mũi.

Hơn nữa, chất trữ tình được thể hiện rõ qua các chất liệu văn học được tác giả sử dụng. Nó không chỉ thể hiện tầm hiểu biết của người viết mà nó còn mang đến một cách thể hiện mới mẻ, một sự sáng tạo vượt bậc trong cách viết tản văn.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những câu văn thể hiện sự nhận xét của tác giả về mảnh đất này.

Lời giải chi tiết:

Dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh Đất Mũi hiện lên mang theo vẻ đẹp giản dị, bình yên của một vùng quê nơi tận cùng Tổ quốc.

Đây cũng là nơi hội tụ một hệ sinh thái rộng lớn, nơi trú ngụ của các loài chim, sinh vật biển… Đó cũng là mảnh đất khiến con người không kiềm chế được cảm xúc mà làm những chuyện không mấy bình thường khi đến đây.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Theo bạn, trong hai phương diện sau, phương diện nào thực sự nổi trội ở bài tân văn này ? Vì sao bạn xác định như vậy?

a. Những thông tin xác thực, hình ảnh khách quan của thiên nhiên và con người ở Đất Mũi,

b. Tình cảm, cảm xúc chủ quan của "tôi" (người viết) khi tiếp xúc với thiên nhiên và con người ở Đất Mũi.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đề bài và tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

a. Theo em, trong hai phương diện trên, phương diện thực sự nổi trội ở bài tản văn này là “tình cảm, cảm xúc chủ quan của “tôi” khi tiếp xúc với thiên nhiên và con người Đất Mũi.” Bởi xuyên suốt bài tản văn, ta luôn bắt gặp những câu chuyện của tác giả đan xen những câu văn viết về thiên nhiên và con người Đất Mũi.

Tác giả không chỉ đem đến những thông tin khách quan mà ông còn đưa ra những cái nhìn chủ quan của mình, những cảm nhận thực sự về cảnh vật, những cái ông nhìn thấy, chứng kiến… tất cả đều được ghi lại một cách cụ thể, đầy đủ.

b. Là cả sự trân trọng, niềm yêu mến, gắn bó của tác giả dành cho mảnh đất giản dị, thân thương này. Ông yêu mến nó như chính quê hương của mình, thứ tình cảm ấy tuy được vun đắp trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng đủ sâu đậm khiến ông không nỡ rời xa mảnh đất này.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm.

Phương pháp giải:

Chú ý vào những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng.

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ hết sức giản dị, kể tả kết hợp đan xen một cách hài hòa. Đặc biệt trong đó, tác giả sử dụng nhiều câu văn, câu thơ của nhiều tác giả trước đây nhằm văn học hóa những thứ mình cảm nhận được, chứng kiến được. Đây được coi là một trong những điểm sáng của tác phẩm.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như liệt kê, ẩn dụ… nhằm làm nổi bật sự đa dạng trong các cung bậc cảm xúc của mình dành cho vùng Đất Mũi.

Xem thêm cách soạn khác

Kết nối đọc - viết

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :

Từ ý của câu "Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe” hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc của tác giả đối với Mũi Cà Mau.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn cuối để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Câu văn “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe” là câu văn miêu tả rõ nhất cảm xúc của tác giả khi phải rời Đất Mũi. Có lẽ tình cảm của con người đều có thể kìm nén nhưng cơ thể dường như không biết nói dối. Rời xa mảnh đất này, tác giả dường như nhận ra hóa ra tình cảm mình dành cho nó lại nhiều đến như vậy, thật là khiến con người trở lên yếu đuối. Ông nhận lấy than – món quà giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của người dân Đất Mũi dành cho mình mà ngậm ngùi rời đi. Ông không thể hiện cảm xúc của mình một cách trực tiếp mà gián tiếp qua hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe”, đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi nhận ra mình sắp phải rời khỏi mảnh đất thân thuộc này. Không nỡ là vậy, yêu mến là thế nhưng tác giả vẫn phải rời đi bởi dẫu sao mình cũng chỉ là khách qua đường, có hội ngộ sẽ có biệt ly, nhưng dù vậy, ông vẫn cảm thấy rất buồn và lưu luyến mảnh đất tận cùng Tổ quốc này.

Xem thêm cách soạn khác


Cùng chủ đề:

Soạn Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình văn 11 kết nối tri thức
Soạn Văn 11 tập 1 siêu ngắn, soạn bài ngữ văn lớp 10 tập 1 kết nối tri thức
Soạn Văn 11 tập 2 siêu ngắn, soạn bài ngữ văn lớp 10 tập 2 kết nối tri thức
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Cà Mau quê xứ SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Cầu hiền chiếu SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Chí Phèo SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Con đường mùa đông SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Cộng đồng và cá thể SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - Siêu ngắn
Soạn bài Củng cố mở rộng trang 97 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - Siêu ngắn