Soạn bài Chí Phèo - Phần 1. Tác giả - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Chí Phèo - Nam Cao. Câu 1: Tiểu sử cuộc đời và con người tác giả Nam Cao (1915 – 1951).
Xem thêm:
Câu 1
Câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tiểu sử cuộc đời và con người tác giả Nam Cao (1915 – 1951)
* Quê hương, gia đình:
- Tên thật là Trần Hữu Tri, sinh tại Hà Nam, trong một gia đình trung nông nghèo. Quê ông quanh năm nghèo đói, bị cường hào áp bức bóc lột rất nặng nề.
=> Gắn bó sâu nặng với quê hương, những người nghèo khổ.
* Trước cách mạng:
- Học xong bậc thành chung, Nam Cao sống bằng nghề dạy học và viết văn.
- Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc và tham gia Cách mạng tháng Tám.
* Sau cách mạng:
- Trong kháng chiến chống Pháp, Nam Cao công tác văn nghệ, báo chí ở Việt Bắc, tham gia chiến dịch Biên giới (1950).
- Năm 1951, ông bị giặc bắt và hi sinh.
→ Có ý nghĩ tiêu biểu cho lớp trí thức đương thời xuất thân từ nông thôn nghèo khó
- Con người của Nam Cao, đặc biệt là trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nổi bật một số đặc điểm:
+ Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xã hội đương thời.
+ Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha với người nông dân nơi đồng ruộng làng quê.
+ Tinh thần tự đấu tranh một cách trung thực để vượt qua chính mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản.
Câu 2
Câu 2 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
* Trước cách mạng:
- Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống.
- Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.
- Nghề văn phải là một nghề sáng tạo.
- Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm.
- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người
* Sau cách mạng : Nam Cao khẳng định sứ mệnh của nhà văn lúc đó phải phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đây là bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
→ Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
Câu 3
Câu 3 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những trăn trở, day dứt của Nam Cao khi viết về:
- Người trí thức nghèo:
+ Họ là những nhà văn nghèo, những viên chức, những anh giáo khổ trường tư,…Họ có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, mang nhiều hoài bão cao đẹp, có tâm huyết và tài năng, luôn khát khao được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội.
+ Nhưng họ bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, bất công làm cho “chết mòn”, thành “người thừa”. Nam Cao đã phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, một cuộc sống có ích và có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
- Người nông dân: Ông đã vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác, thê thảm. Đối tượng được hướng tới là những con người thấp cổ bé họng, chịu số phận đắng cay, đoạ đày. Từ đó ông lên án xã hội tàn bạo đã huỷ hoại nhân cách con. Tuy nhiên, ông đi sâu vào miêu tả nội tâm để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện đó.
Câu 4
Câu 4 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
- Đặc biệt chú ý và hướng tới thế giới bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài
- Có biệt tài trong việc diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật.
- Viết về cái nhỏ nhặt hàng nhưng vẫn làm nổi bật được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
- Giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm.
→ Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.