Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 8, ngữ văn 8 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 1: Câu chuyện của lịch sử


Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản theo gợi dẫn:

Câu 1

Câu 1 (trang 34, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản truyện đã học:

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Quang Trung đại phá quân Thanh

Bối cảnh

Cốt truyện

Nhân vật

Ngôn ngữ

Phương pháp giải:

Kẻ bảng vào vở và điền thông tin theo gợi ý.

Lời giải chi tiết:

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Quang Trung đại phá quân Thanh

Bối cảnh

Đất nước bị giặc Nguyên xâm lược lần thứ hai

Đất nước bị quân Thanh xâm lược

Cốt truyện

Năm đó, giặc Nguyên cho sứ thần sang nước ta giả vờ mượn đường để xâm lược nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Vào một buổi sáng, biết vua vừa họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, chàng quyết đòi gặp vua Trần Nhân Tông để nói hai tiếng " xin đánh". Đợi từ sáng đến trưa vẫn không được gặp, chàng liều chết xô mấy tên lính gác ngã xuống rồi xăm xăm xuống thuyền. Quân lính ập đến vây kín, Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng vuốt gươm quát lớn: " Ta xuống xin bệ kiến vua, không kẻ nào được giữ ta lại". Lúc đó, cuộc họp cũng đã xong, vua cùng các vương hầu ra ngoài du thuyền, chàng chạy đến và quỳ xuống tâu: " Cho giặc mượn đường là mất nước xin bệ hạ cho đánh". Và nói xong, chàng đặt gươm lên gáy xin chịu tội. Vua cho chàng đứng dậy và bảo chàng đã làm trái phép nước lẽ ra nên chịu tội nhưng thấy chàng còn trẻ nên tạm tha cho chàng vì tấm lòng của chàng. Nói xong, vua ban cho chàng một quả cam, chàng tạ ơn vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức bởi thấy chàng còn quá trẻ chưa đủ bàn việc nước. Nghĩ đến quân giặc đang hoành hành như vậy, chàng nghiến răng hai bàn tay bóp chặt quả cam. Sau đó chàng trở về tập hợp gia nô và nhân dân mài vũ khí, đóng thuyền, thêu lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch báo hoàng ân”.

Khi nghe tin Quân Thanh đã đóng chiếm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế rồi thân chinh cầm quân dẹp giặc. Cuộc hành quân thần tốc cùng chiến thắng lừng lẫy mà nghĩa quân Tây Sơn đã dành được. Sự thất bại của quân Thanh, tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Nhân vật

Hoài Văn, Trần Quốc Toản, vua Trần Nhân Tông, các vương gia

Vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, ...

Ngôn ngữ

Trang trọng, giản dị

Trang nghiêm, giản dị

Câu 2

Câu 2 (trang 34, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm đọc thêm một truyện lịch sử và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định bối cảnh xảy ra các sự kiện được tái hiện trong tác phẩm.

b. Nêu chủ đề của truyện.

c. Chọn một nhân vật em yêu thích và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ,....)

Phương pháp giải:

Tìm đọc truyện lịch sử trên sách báo hoặc internet và thực hiện theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Đọc truyện Ngô Quyền đánh quân Nam Hán:

a. Bối cảnh:  Quân Nam Hán xâm lược nước ta.

b. Chủ đề: Ngô Quyền đánh quân Nam Hán

c. Đặc điểm tiêu biểu của nhân vật:

Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898, ở tại Đường Lâm  (Ba Vì - Hà Tây), cha là Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Tháo, đưa quân  sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán. Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng  thủy triều lên xuống ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt  sắt, cắm xuống lòng sông  Bạch Đằng. Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước  thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt  bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Tháo chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán. Sau chiến thắng  vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua  từ năm 939 đến 944 thì mất.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Bếp lửa SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta" SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Chùm ca dao trào phúng SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 3 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 6 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết