Soạn bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết siêu ngắn
Soạn bài Tuyên ngôn độc lập siêu ngắn nhất trang 86 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 10, tập 1
+ Sử dụng thuật ngữ của chuyên ngành ngôn ngữ học: "vốn chữ", "từ vựng", "ngữ pháp", "bản sắc", "phong cách", "thể văn", "chính trị", "khoa học", "văn nghệ" …
+ Đoạn trích tách dòng sau mỗi câu giúp các luận điểm được trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ theo dõi.
+ Sử dụng các từ ngữ chỉ thứ tự giúp đánh dấu luận điểm: "một là", "hai là", "ba là".
+ Sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 88+89 SGK Ngữ văn 10, tập 1
+ Đoạn hội thoại có sự chuyển đổi lượt lời, đổi vai người nói, người nghe.
+ Có sự phối hợp giữa lời nói, cử chỉ, điệu bộ: "cười như nắc nẻ", "cong cớn", "vuốt mồ hôi trên mặt", "liếc mắt", "cười tít".
+ Sử dụng các từ hô gọi ("này", "kìa", "ơi", "nhỉ"), các từ khẩu ngữ ("mấy", "có khối", "đầy", "thật đấy", "nói khoác", "đằng ấy"), dùng câu tỉnh lược, câu cảm thán, dùng kết cấu câu hay gặp trong ngôn ngữ nói ("có… thì…, "đã… thì…").
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 89 SGK Ngữ văn 10, tập 1
a. Bỏ các từ "thì", "đã"; thay từ "hết ý" bằng từ "rất".
b. Bỏ từ "như", thay cụm từ "vống lên" bằng cụm từ "quá mức thực tế" và cụm từ "đến mức vô tội vạ" bằng cụm từ "một cách tùy tiện".
c. Câu văn tối nghĩa: cần thay cụm từ “chúng chẳng chừa ai sất” bằng cụm “chúng đều bị khai thác hết”.