Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận siêu ngắn
Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Đề 1
Đề 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Dân tộc ta có truyền thống t ôn sư trọng đạo. Theo anh/chị, truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay.
Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
* Thân bài:
- Giải thích: Tôn sư trọng đạo có nghĩa là tôn kính người thầy và coi trọng đạo học, đạo lý làm người.
- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống có từ lâu đời của dân tộc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ (dẫn chứng bằng các câu chuyện, bài ca dao…).
+ Tôn sư trọng đạo phản ánh sự coi trọng giáo dục, tinh thần hiếu học, thái độ đề cao vai trò của người thầy và định hướng lối ứng xử tôn kính đối với những người truyền dạy tri thức và đối với những đạo lý, chuẩn mực tốt đẹp.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo trong thời đại ngày nay:
+ Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn tiếp tục được gìn giữ, lưu truyền.
+ Truyền thống này đã có những thay đổi nhất định bởi hoàn cảnh xã hội, thời đại và con người ngày nay có nhiều khác biệt với truyền thống
VD: giảm bớt những lễ nghi nặng nề, rườm rà; giáo dục coi trọng cả người dạy và người học;…
+ Lên án, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong ứng xử giữa thầy và trò, trong ngành giáo dục nói chung đang rộ lên trong những năm gần đây.
+ Những bổ sung cần thiết để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo:
- Truyền thống tôn sư trọng đạo phải được xây dựng trên nền tảng quý trọng đạo lý tốt đẹp
- Người truyền dạy đạo lý còn phải được xây dựng dựa trên sự tôn trọng, dân chủ, tích cực
- Cần xóa bỏ bệnh thành tích, bệnh hình thức để truyền thống được lưu giữ, thực hiện một cách thực chất và phát huy được tác dụng.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa muôn đời của truyền thống tôn sư trọng đạo.
Xem bài văn mẫu "Bàn về truyền thống tốn sư trọng đạo"
Đề 2
Đề 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính . Anh/chị thấy ý kiến này như thế nào?
Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu về ý kiến những thói xấu… chủ nhà khó tính.
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Thói xấu là những thói quen gây tác động hoặc tổn hại tiêu cực đến hành vi, suy nghĩ, nhân cách, cuộc sống của con người.
+ Ba mức độ: khách qua đường (còn xa lạ, chỉ gặp một lần), bạn thân ở chung nhà (thân thiết, thường xuyên), ông chủ nhà khó tính (làm chủ và chi phối, áp đặt bất kể bạn muốn hay không).
=> Ý kiến bàn về quá trình hình thành một thói quen xấu và tác hại to lớn của nó.
- Bàn luận:
+ Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
+ Chứng minh ý kiến đúng:
• Không có ai hoàn hảo ở trên đời, thông thường mỗi người sẽ có cả thói quen tốt và thói quen xấu tùy thuộc vào ý thức và mức độ rèn luyện của họ.
• Thực tế, thói quen xấu được hình thành một cách từ từ, khi chúng ta dễ dãi, chủ quan và thỏa hiệp với bản thân.
• Thói quen xấu khi đã hình thành sẽ rất khó bỏ, biến ta thành nô lệ của nó, ràng buộc và chi phối ngay cả khi ta không mong muốn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân và những người xung quanh.
+ Bài học rút ra: mỗi người cần có ý chí đấu tranh với sự dễ dãi, sự lười biếng và hèn nhát trong chính mình để loại bỏ các thói quen xấu, rèn luyện những thói quen tốt.
* Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, liên hệ bản thân.
Đề 3
Đề 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.
Anh/chị hãy viết bài tham gia hội thảo.
Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu chủ đề Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.
* Thân bài:
- Giải thích thế nào là một mái trường xanh, sạch, đẹp? (nêu biểu hiện).
- Lý giải tại sao phải đưa ra chủ đề này, tại sao phải hành động vì “một mái trường xanh, sạch, đẹp”
+ Trường học là một phần trong môi trường nói chung (đúng với chủ đề đợt thi đua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp).
+ Thực tế, trường học chưa thực sự là môi trường xanh, sạch, đẹp hoặc hoàn toàn có thể nâng cao hơn nữa chất lượng mỹ quan, mức độ an toàn cho nhà trường (xem xét thực trạng của nhà trường: đã xanh, sạch, đẹp chưa? Nguyên nhân?)
- Tác dụng, ý nghĩa của một mái trường xanh, sạch, đẹp?
+ Góp phần tạo nên cảnh quan xanh, sạch, đẹp của môi trường nói chung.
+ Tạo nên môi trường học tập lành mạnh, tốt lành, hỗ trợ việc học tốt hơn nữa.
+ Rèn luyện và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, trách nhiệm với cảnh quan xung quanh của con người từ khi còn là học sinh.
- Những giải pháp để thực hiện chủ đề này:
+ Giải pháp trước mắt, giải pháp lâu dài.
+ Giải pháp cấp trường, cấp lớp và trong ứng xử của mỗi cá nhân.
+ Đa dạng hóa hình thức giải pháp.
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ đề.
Đề 4
Đề 4 (trang 136 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Học bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kỳ. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh/chị.
Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) và hai ý kiến trái chiều về sự hổ thẹn của tác giả trong bài thơ.
* Thân bài:
- Nỗi hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện trong hai câu cuối bài Thuật hoài : "Công danh nam tử còn vương nợ/Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu" → Dịch nghĩa: Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh/Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
- Đánh giá và bàn luận về ý kiến 1: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì → ý kiến phiến diện, thiếu khách quan (lý giải, bàn luận).
- Đánh giá và bàn luận về ý kiến 2: đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước → ý kiến đúng đắn (lý giải, bàn luận: căn cứ vào quan niệm công danh thời kì trung đại, vào điển tích về Vũ hầu để đánh giá cái cúi đầu cao cả của Phạm Ngũ Lão, từ đó bàn đến thái độ của người thanh niên yêu nước nói chung trước hoài bão làm nên nghiệp lớn, cống hiến cho Tổ quốc).
- Ý kiến cá nhân: đồng tình với ý kiến 2 và bổ sung thêm luận điểm (thời nay, tùy thuộc vào sở thích, lý tưởng, năng lực và điều kiện, mỗi người có thể thực hiện hoài bão theo cách riêng của mình và có những đóng góp, cống hiến khác nhau cho cộng đồng nên bạn không nên cảm thấy hổ thẹn vì sự khác biệt hay vì hoài bãi giản dị của mình).
* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của hoài bão và thái độ, quyết tâm thực hiện hoài bão đối với cuộc đời con người.
Xem bài văn mẫu về ý kiến trên tại đây .