Soạn bài Đại cáo Bình Ngô (tiếp) - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Đại cáo Bình Ngô (tiếp) - Nguyễn Trãi. Câu 1: Bố cục 3 đoạn:
Câu 1
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Bố cục: 4 phần
- Đoạn 1 (từ đầu đến “chứng cứ còn ghi”): khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).
- Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được" ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay" ): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.
- Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố chính quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
Câu 2
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Nguyên lí chính ngĩa để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như bài tuyên ngôn là bởi tác giả không chỉ đưa ra một nguyên lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của nước ta .
c.
- Sử dụng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên vốn có lâu đời của nước Đại Việt.
- Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu.
- Nêu ra những dẫn chứng cụ thể.
Câu 3
Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Tác giả đã tố cáo những tội ác của giặc Minh:
- Trước hết là vạch trần âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh
- Tiếp theo là tố cáo những chủ trương cai trị vô nhân đạo vô cùng hà khắc của giặc Minh
- Hình ảnh người dân Việt khốn khổ điêu linh bị dồn đến đường cùng không khác gì con vật chính là hình ảnh tố cáo sâu sắc nhất tội ác man rợ của giặc Minh.
b. Nghệ thuật của đoạn tố cáo:
- Vận dụng kết hợp những chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với hình ảnh người dân vô tội.
- Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng
- Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt nhịp điệu nhanh dần.
- Lời văn khi uất hận trào sôi khi thảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào tấm tức…
Câu 4
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân: ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đăm đăm ..., dốc lòng, gắng chí
- Những khó khăn ở buổi đầu:
+ Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.
+ Những khó khăn thiếu thốn chồng chất.
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.
- Vận dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà ...
+ Tướng sĩ một lòng phụ tử ...
+ Thế trận xuất kì ...
+ Dùng quân mai phục ...
+ Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.
b. Giai đoạn phản công - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động.
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.
=> Nghệ thuật Miêu tả các trận đánh:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ.
- Lối liệt kê liên tiếp nhiều dẫn chứng cụ thể
Câu 5
Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Giọng văn: trịnh trọng, trang nghiêm, chậm rãi tổng kết cuộc khởi nghĩa, khẳng định chân lí và tuyên bố nền độc lập.
- Những bài học lịch sử còn có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp giữ nước từ xưa đến nay:
+ Vượt qua thăng trầm lịch sử càng khẳng định nền độc lập vững chắc của dân tộc.
+ Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên chiến thắng.
Câu 6
Câu 6 (trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Nội dung: Có thể coi Đại cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người. Vì bài cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.
b. Nghệ thuật: Bài cáo kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. Vận dụng lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí. Có sự kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
Luyện tập
Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Bình Ngô đại cáo là một áng văn nghị luận có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố nghệ thuật. Kết cấu của bài cáo rất chặt chẽ, thể hiện tính chính luận và sự kết hợp chính luận - nghệ thuật. Có thể lập sơ đồ kết cấu như sau:
Phân tích tác dụng của nghệ thuật kết cấu:
- Kết cấu của Đại cáo bình Ngô là điển hình cho thể văn chính luận.
- Tiền đề chính nghĩa có tính chân lí là cơ sở cho lập luận.
- Tiền đề chính nghĩa mới nêu ra được soi sáng trong thực tiễn.
- Chân lí được rút ra trên cơ sở tổng kết các tiền đề và thực tiễn.
=> Kết cấu chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục và cuốn hút người nghe.
ND chính
Đạo cáo bình Ngô tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một "áng thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta. |