Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 1 bài Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh. Đề bài: Cảm nhận của em sau khi đọc và học bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Không gian và điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt.
- Tính chất công việc : Kẻ thù chọn công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, hòng khuất phục ý chí của họ.
- Tinh thần của người tù : Đó là tư thế của đấng nam nhi anh hùng!
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
+ Phan Châu Trinh đã miêu tả công việc lao động khổ sai như một chiến công chinh phục của dũng sĩ với sức mạnh phi thường.
+ Đối tượng chinh phục của dũng sĩ "đạp đá" là… "đá" !. Thật đúng là "kì phụng địch thủ" vì "trơ như đá", "rắn mặt như đá" mà !
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.
Luyện tập
Cảm nhận của em sau khi đọc và học bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".
- Không có gì có thể làm họ nản chí. Vẻ đẹp hào hùng của họ biểu hiện trước hết ở khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao.
- Khẩu khí của cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những người anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước vào vòng tù ngục. Họ luôn cứng cỏi, vững tin và tiền đồ của đất nước và cách mạng.
Bố cục
Bố cục: 4 phần
- Hai câu Đề: Tư thế ngạo nghễ của người tù khi ở Côn Lôn.
- Hai câu Thực: Sức mạnh phi thường của người chí sĩ yêu nước.
- Hai câu Luận: Chí khí vững bền qua gian khó.
- Hai câu Kết: Tinh thần lạc quan, dũng khí hiên ngang sắt đá.
ND chính
Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh kể về việc đập đá - công việc khổ sai người tù phải làm - làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy. Đây là nơi thực dân Pháp dùng để đày đọa, giam hãm những người yêu nước của ta. |