Soạn bài Đi đường - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 21


Soạn bài Đi đường - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Đi đường - Hồ Chí Minh. Câu 1: Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc hiểu phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm được mạch triển khai tứ thơ

Câu đầu - câu khai (khởi), mở ra ý thơ : nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường

Câu tiếp - câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai : khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở

Câu 3 - câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này : Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót

Câu 4 - câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài : Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian).

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bài thơ sử dụng rất nhiều điệp ngữ ("Tẩu lộ", "trùng san") vẽ ra sự gian nan, trập trùng của đường đi.Nhấn mạnh sự khó khăn đó chính là bài thơ đã làm nổi bật được sự nhọc nhằn, chông gai mà tác giả phải trải qua cũng như khí phách cứng cỏi của Người.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 40 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện). Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công.

Bố cục

Bố cục: 4 phần

- Câu 1 – khai (mở đầu, khai triển ý)

- Câu 2 – thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)

- Câu 3 – chuyển (chuyển ý)

- Câu 4 – hợp (tổng hợp lại)

ND chính

Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn thuyết minh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đi đường - Ngắn gọn nhất
Soạn văn 8 ngắn gọn - Tin tức Soạn văn 8 ngắn gọn
Soạn văn 8 ngắn gọn Bài 1
Soạn văn 8 ngắn gọn Bài 2
Soạn văn 8 ngắn gọn Bài 3
Soạn văn 8 ngắn gọn Bài 4