Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Em hãy tìm hiểu về hiểm hoạ vũ khí hạt nhân và chia sẻ với các bạn trong lớp
Nội dung chính
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. - Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu người. - Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. |
Chuẩn bị đọc 1
Trả lời Câu hỏi 1 Chuẩn bị đọc trang 7 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy tìm hiểu về hiểm hoạ vũ khí hạt nhân và chia sẻ với các bạn trong lớp
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết của bản thân và tìm hiểu qua sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nhắc đến chiến tranh hạt nhân là con người ta nghĩ ngay đến sự hủy diệt, một sự tàn khốc khi mà con người dùng chính thành phẩm của mình để hủy diệt đồng loại. Chiến tranh hạt nhân là bộ mặt của tử thần, là nỗi bất hạnh khi loài người vươn đến tầm cao của sự phát triển.
- Chiến tranh hạt nhân là chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân. Ngày nay, các nước lớn mạnh trên thế giới dùng vũ khí hạt nhân để phục vụ cho công cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là hai cường quốc về vũ khí hạt nhân là Nga và Mỹ
- Trên thế giới đã diễn ra duy nhất một lần khi Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân: Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào thời điểm kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai.
- Chắc hẳn ai cũng đã thấy những hình ảnh đau thương của người dân Nhật Bản khi chứng kiến những đoạn băng hình dựng lại ngay thời khắc bom nguyên tử nổ ra: con người bỗng chốc hóa thành bụi tro. Ta cũng đã thấy những hình hài không còn nguyên vẹn, ảnh hưởng bởi bức xạ hạt nhân truyền từ đời này sang đời khác, con người bị đột biến, động vật cũng vật, thực phẩm không sử dụng được vì bị nhiễm xạ.
Sự tàn phá nghiêm trọng của chiến tranh hạt nhân mà từ đó trở đi không một nước nào trên thế giới tái diễn cuộc chiến ấy một lần nữa. Tuy nhiên ngày nay cuộc chiến tranh hạt nhân vẫn được âm thầm chuẩn bị trên nhiều nơi.
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc phản ứng hợp hạch gây ra.
Em biết 1 vụ nổ vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki
Chuẩn bị đọc 2
Trả lời Câu hỏi 2 Chuẩn bị đọc trang 7 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo em, việc duy trì hoà bình có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân và với nhân loại.
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ cá nhân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Theo em việc duy trì hoà bình có ý nghĩa quan trọng với cá nhân và với nhân loại
Vì: Hoà bình sẽ giúp đất nước phát triển kinh tế, xã hội, không còn nghèo đói, bệnh tật vì chiến tranh, gia đình cũng không bị chia cắt bởi chiến tranh, con người cũng không bị diệt vong,…
- Với cá nhân: Hoà bình tạo ra môi trường an ninh, giúp mọi người cảm thấy an toàn trong cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp họ tập trung vào phát triển bản thân, gia đình, và mục tiêu cá nhân mà không phải lo lắng về nguy cơ xung đột và chiến tranh.
- Với toàn nhân loại: Hoà bình là một yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự ổn định này giúp tăng cường hợp tác quốc tế và tạo ra cơ hội cho việc chia sẻ kiến thức và nguồn lực.
Trải nghiệm cùng VB 1
Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng VB trang 8 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định bằng chứng khách quan trong trong đoạn này
Phương pháp giải:
Xác định bằng chứng trong đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Bằng chứng khách quan trong đoạn văn là:
+ “Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới”
+ “Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lựa vượt đại châu”
Bằng chứng khách quan: là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện…
Bằng chứng khách quan trong đoạn:
+ Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề
cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới.
+ Nhưng tất cả tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la.
+ Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7 000 tên lửa vượt đại châu.
Trải nghiệm cùng VB 2
Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng VB trang 9 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Những số liệu về thời gian trong đoạn này gợi ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Xác định số liều về thời gian và đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Những số liệu về thời gian trong đoạn nhằm tăng tính thuyết phục
Những số liệu về thời gian trong đoạn này có tác dụng nhấn mạnh sự trôi chậm, cảm giác rất lâu, rất chậm chạp của thời gian.
Trải nghiệm cùng VB 3
Trả lời Câu hỏi 3 Trải nghiệm cùng VB trang 8 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Giải pháp được đề xuất trong đoạn văn này hướng đến những đối tượng nào
Phương pháp giải:
Xác định giải pháp và xác định định đối tượng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Giải pháp được đề xuất trong đoạn văn hướng đến những đối tượng: Nhân loại tương lai
Giải pháp được đề xuất trong đoạn văn này hướng đến những đối tượng:
- Nhân loại tương lai
- Thủ phạm của chiến tranh hạt nhân
- Chúng ta - những người sống hiện tại
Suy ngẫm và phản hồi 1
Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 9 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Luận đề của văn bản trên là gì?
Phương pháp giải:
Xác định, luận đề
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Luận đề: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của nhân loại
Luận đề: Sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 9 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Xác định bố cục và các luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau:
Phương pháp giải:
Tìm bố cục và các luận điểm
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bố cục của văn bản |
Luận điểm |
Phần 1 (Từ đầu đến vận mệnh thế giới) |
Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại |
Phần 2 (tiếp… trở lại điểm xuất phát của nó”) |
Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội |
Phần 3 (còn lại) |
Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại. |
Bố cục văn bản |
Luận điểm |
Phần 1: từ đầu đến v ận mệnh thế giới |
Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại |
Phần 2: tiếp theo đến xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới |
Sức hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân trong mọi lĩnh vực (y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,...) |
Phần 3: tiếp theo đến điểm xuất phát của nó |
Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí. |
Phần 4: còn lại |
Chúng ta có trách nhiệm đem tiếng nói mình chống lại hạt nhân. Lên án những thủ phạm đã gây ra điều đau khổ đó. |
Suy ngẫm và phản hồi 3
Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 10 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản
Phương pháp giải:
Tìm luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài sau đó vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ
Lời giải chi tiết:
Suy ngẫm và phản hồi 4
Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 10 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Em có nhận xét gì về cách tác giả triển khai bằng chứng trong phần 2 của văn bản?
Phương pháp giải:
Tìm bằng chứng trong phần 2 và đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả đưa ra một loạt bằng chứng về thời gian: “380 triệu năm, 180 triệu năm, bốn kỉ địa chất “đều cho chúng ta thấy quá trình tạo nên sự sống, tạo nên con người là rất dài. Trái Đất từ khi khai sinh đến nay đã trải qua thời gian hàng triệu năm, mất rất nhiều thời gian mà bây giờ chỉ vì chiến tranh mà con người có thể quay trở lại thời kì đồ đá, bị diệt vong, trở lại lúc con người chưa xuất hiện trên Trái Đất
Nhận xét cách tác giả triển khai bằng chứng trong phần 2:
- ngày tháng cụ thể “năm 1981”, “năm 2000”, “14 năm đó”
- số liệu chính xác “500 triệu trẻ em”, “100 máy bay ném bom”, “7000 tên lửa”. (14 triệu trẻ em”...
- cách so sánh hình ảnh “Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới”.
=> Tất cả gây ấn tượng tính hệ trọng về vấn đề chung.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 10 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Tác giả đề xuất giải pháp ở đoạn cuối của văn bản nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Tìm giải pháp ở đoạn cuối và đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả đề xuất giải pháp ở đoạn cuối của văn bản nhằm cho nhân loại mai sau thấy được thảm họa nặng nề, tàn phá khủng khiếp của hạt nhân, để thấy được những người cầm quyền đã gây ra tội ác cho người dân như thế nào, biết những phát minh dã man đã huỷ hoại toàn vũ trụ
Tác giả đề xuất giải pháp ở đoạn cuối của văn bản nhằm mục đích đưa ra lời cảnh báo đó là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Chúng ta phải đoàn kết, đấu tranh xây dựng một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 10 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Năng lượng hạt nhân khi không dùng để sản xuất vũ khí huỷ diệt có thể thành nguồn năng lượng có ích cho nhân loại. Tìm hiểu những lợi ích của năng lượng hạt nhân và thiết kế sản phẩm sáng tạo để giới thiệu thông tin này trên truyền thông của lớp
Phương pháp giải:
Tìm hiểu những lợi ích của năng lượng hạt nhân và thiết kế sản phẩm sáng tạo
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Lợi ích của năng lượng hạt nhân:
+ Giảm phát thải nhà kính,
+ Năng lượng hạt nhân là một nguồn cung cấp điện ổn định
+ Lợi kinh tế lâu dài
+ Năng lượng bền vững với thời gian
Sản phẩm sáng tạo: Video, poster,...
Học sinh thiết kế sản phẩm sáng tạo để giới thiệu thông tin này trên góc truyền thông của lớp với một vài gợi ý sau:
- Năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng để tạo ra điện năng một cách hiệu quả, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn của xã hội.
- So với nhiều nguồn năng lượng truyền thống, năng lượng hạt nhân ít tạo ra khí nhà kính, giúp giảm tác động tiêu cực đối với biến đổi khí hậu.
- Năng lượng hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng liên tục, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như năng lượng mặt trời hay gió, giúp đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng.
- Sử dụng năng lượng hạt nhân giúp giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ hóa thạch, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Việc phát triển năng lượng hạt nhân đồng thời thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ, mang lại những tiến bộ cho xã hội.