Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. 1. Đề văn biểu cảm: a. Cảm nghĩ về dòng sông:
Phần I
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
1. Đề văn biểu cảm:
a. Cảm nghĩ về dòng sông:
- Đối tượng: dòng sông quê hương em.
- Tình cảm cần biểu hiện: sự yêu quý của em với dòng sông quê hương.
b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu:
- Đối tượng: trăng trong đem trung thu, kỉ niệm trong đêm trăng.
- Tình cảm: yêu thích đêm trăng trung thu.
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
- Đối tượng: nụ cười của mẹ
- Tình cảm: yêu quý, trân trọng.
d. Vui buồn tuổi thơ.
- Đối tượng: kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ
- Tình cảm: nhắc lại, thấy gắn bó, hoài niệm về quá khứ.
e. Loài cây em yêu.
- Đối tượng: cây na
- Tình cảm: yêu quý, coi nó như bạn.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm:
Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ
- Hình dung về nụ cười của mẹ: nụ cười động viên, an ủi, hạnh phúc…
b. Lập dàn bài:
* Mở bài: giới thiệu em ấn tượng nhất nụ cười của mẹ.
* Thân bài:
- Vài nét về mẹ: hiền lành, nụ cười sáng và lan tỏa hạnh phúc đến cho mọi người.
- Biểu hiện về nụ cười của mẹ:
+, Mẹ cười khi thấy hạnh phúc (lúc em được điểm cao).
+, Nụ cười của mẹ là sự động viên cho em ( khi em học đàn nhưng chưa đánh được).
+, Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi (em nói lời không phải với mẹ).
- Khi thiếu vắng nụ cười của mẹ: em cảm thấy nó thiếu đi một thứ gì đó quan trọng.
- Em làm như thế nào để lúc nào cũng thấy mẹ cười: em phải chăm ngoan, học giỏi.
* Kết bài: Cảm xúc của em với mẹ và phải luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
c. Các em dựa trên dàn bài gợi ý và viết bài hoàn chỉnh.
d. Sau khi viết, các em chỉnh sửa các lỗi chính tả, diễn đạt và xem bài của mình đã đúng chủ đề chưa.
Phần II
LUYỆN TẬP
a. Bài văn biểu đạt tình cảm: yêu làng quê An Giang của tác giả.
Đối tượng: quê hương An Giang yêu dấu.
Nhan đề: Quê hương An Giang của tôi.
b. Nêu dàn ý của bài:
- Mở bài: giới thiệu tình yêu quê hương của tác giả.
- Thân bài:
+, Những kỉ niệm tuổi thơ
+, Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người anh hùng của quê hương.
- Kết bài: Cảm xúc của con người xa quê.
c. Phương thức biểu cảm của bài văn: biểu cảm trực tiếp.