Soạn bài Ý nghĩa văn chương - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 24


Soạn bài Ý nghĩa văn chương - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh. Câu 1: * Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

* Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Hoài Thanh viết : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống…tạo ra sự sống…”.

* Giải thích và dẫn chứng để làm rõ các ý đó:

- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”:  Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt xưa và biết được cuộc sống của các nước khác nhau trên thế giới.

- Văn chương còn tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết được cuộc sống trong ước mơ của con người:

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

* Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là: giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; giúp con người có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận: văn chương vì nó bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b. Văn bản nghị luận của Hoài Thanh có đặc sắc: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Ví dụ: Đoạn mở đầu: “Người ta kể chuyện đời xưa…nguồn gốc của thi ca”.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” . Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh:

- Trước hết, văn chương gây cho ta những tình cảm không có:

Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, tính quyết đoán…tùy theo tính cách, cá tính của từng người đọc.

Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí: đã hình thành cho ta tình cảm thương xót, nỗi ân hận và sự vị tha.

- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có:

Rèn luyện cái đã có tức là bản thân ta từ trước đã có rồi. Tức là, khi chưa đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”, ta cũng đã có những tình cảm: thương xót một ai đó, ân hận khi làm một việc gì đó sai, tha thứ cho một người khác nhưng khi đọc ta sẽ nhận ra nó rõ hơn mà không bị che lấp bởi những cảm xúc khác.

Bố cục

Bố cục (3 phần):

- Đoạn 1 (từ đầu … muôn loài ) : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

- Đoạn 2 (tiếp … sáng tạo ra sự sống ) : Nhiệm vụ của văn chương.

- Đoạn 3 (còn lại) : Công dụng của văn chương.

ND chính

Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Ý nghĩa văn chương - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đại từ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận - Ngắn gọn nhất