Soạn bài Đeo nhạc cho mèo - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 1 bài Đeo nhạc cho mèo. Câu 1: Tóm tắt truyện “Đeo nhạc cho mèo”:
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tóm tắt truyện “Đeo nhạc cho mèo”:
Từ xưa đến nay, chuột rất sợ mèo vì chuột hay bị mèo ăn thịt. Một hôm, cả làng chuột bàn nhau là sẽ đeo nhạc cho mèo, mèo đi đến đâu là ta sẽ biết đến đó. Nhưng lũ chuột không ai dám đeo nhạc cho mèo, đùn đẩy nhau. Đầu tiên, làng cử chuột Cống nhưng hắn cậy thế bề trên nên cử chuột Nhắt. Chuột Nhắt dùng lí lẽ của mình để đẩy nhiệm vụ sang cho chuột Chù. Chuột Chù cũng lấy lí do chậm chạp để không phải đeo nhạc cho mèo nhưng lại bị chuột Cống nói là hôi không ai thèm ăn thịt. Cuối cùng, chuột Chù phải nhận và kết quả là bị mèo dọa cho một trận sợ khiếp vía. Từ đó, chuột vẫn sợ mèo.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Cảnh họp làng lúc đầu. |
Lúc cử người đeo nhạc cho mèo. |
- Khí thế hăng hái: Tất cả đều đến đông đủ từ chuột Cống “rung rinh béo tốt” đến chuột Chù hôi hám đều có mặt. - Càng hăng hái hơn khi có ý tưởng “đeo nhạc cho mèo”: “Cả làng chuột nghe nói, dẩu mỗm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận”. - Cả làng chuột phấn khởi: “Con nào con nấy lao xao hớn hở”. |
- Không khí căng thẳng: khi hỏi là ai sẽ đeo nhạc cho mèo thì “cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe”. - Sự lo sợ khi chuột Cống, Nhắt đều có ý từ chối khéo. |
Nhận xét: Cảnh họp làng chuột với không khí đối lập ấy đã thể hiện sự viển vông của ý tưởng, sự hèn nhát của hội đồng chuột, nói thì giỏi nhưng làm không giỏi.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
* Truyện miêu tả rất sinh động các loại chuột. Dường như mỗi loài chuột ám chỉ một loại người nào đó trong xã hội cũ.
- Chuột Chù: địa vị thấp nhất, đặc điểm là “hôi thành câu ca, ụt ịt nói, ì ạch vác nhạc đi tìm mèo” nhưng cũng vô tích sự, thấy mèo thì hèn nhát bỏ chạy.
- Chuột Nhắt: vai cao hơn một chút, láu lỉnh, đùn đẩy việc cho người khác.
- Chuột Cống: vai cao nhất, oai vệ nhất. Ông là hình ảnh những kẻ giả dối, dùng cái vẻ sang trọng bên ngoài để che đậy sự tính toán hèn nhát bên trong.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
* Trong cuộc họp làng, người có quyền xướng việc và sai khiến là chuột Cống.
* Người phải nghe theo và nhận những việc khó khăn là chuột Chù vì vừa hôi vừa chậm chạp.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bài học rút ra của truyện “Đeo nhạc cho mèo”:
- Truyện khuyên nhủ ta phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.
- Truyện phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người khác.
- Truyện cho ta thấy, trước mỗi sự việc cần biết suy xét, nghe thì thấy hay nhưng không biết có thực hiện được hay không đã đồng tình. Đến cuối cùng lại bắt buộc phải nhận.
Luyện tập
Chuột Cống là bậc trưởng thượng huênh hoang nhưng bản chất nhút nhát đẩy trách nhiệm khó khăn cho người khác. Luôn cho mình là kẻ bề trên, khởi xướng ý tưởng đeo nhạc cho mèo, cũng là người trốn tránh việc thực hiện việc nguy hiểm.
Bố cục
Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “ trên ông Đồ ”): Cảnh họp làng chuột.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “ nói lôi thôi gì nữa ”): Diễn biến cuộc họp.
- Đoạn 3 (Còn lại): Thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.
ND chính
Truyện miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột. Qua đó khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền. |