Soạn bài Viết đơn - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Bài 29


Soạn bài Viết đơn - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 2 bài Viết đơn. Câu 1. Cần viết đơn khi: muốn đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.

Phần I

KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN?

Trả lời câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cần viết đơn khi: muốn đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.

Trả lời câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Những trường hợp cần viết đơn:

a. Cần viết đơn trình báo cho công an.

b. Cần viết đơn nhập học gửi nhà trường và cô giáo dạy nhạc, họa.

d. Đơn xin học gửi thầy, cô Hiệu trưởng.

Phần II

CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN

Câu 1. Phân loại đơn: Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu.

Câu 2.

a. Đơn viết theo mẫu: Người viết chỉ cần điền những từ, câu thích hợp vào những chỗ có dấu……

Đơn không viết theo mẫu: Người viết cần phải tự nghĩ nội dung và trình bày.

b. Những phần quan trọng, không thể thiếu trong hai mẫu đơn:

- Quốc hiệu

- Tên của đơn

- Tên người viết đơn

- Tên người hoặc tên tổ chức cơ quan cần gửi đơn.

- Lí do viết đơn.

- Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.

- Chữ kí của người viết đơn.

Phần III

CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN

Câu 1. Viết theo mẫu: Người viết cần điền những thông tin cụ thể đúng theo những mục có sẵn.

Câu 2. Viết không theo mẫu: Trình bày theo một số mục nhất định.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết đơn - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Vượt thác - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đeo nhạc cho mèo - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Động Phong Nha - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Động từ - Ngắn gọn nhất