Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết


Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn

Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thêm về nhà văn Sơn Tùng

Nội dung chính

- Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện lịch sử. Qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, đức tính làm người - Bài học: Qua các câu chuyện lịch sử, ta thấy thêm yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông đồng thời nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về nguồn cội, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc

Chuẩn bị

(trang 27, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

- Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An

- Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa

- Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 29, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Phê phán sự không đề phòng trước sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu, nàng Mỵ Châu lại ruột để ngoài da.

- Coi trọng sự công tư phân minh khi An Dương Vương đã tự chém con gái mình và tự xử án mình

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “ Bà cụ vừa nói dứt lời…núi Cờ Rách…”

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: gợi cho người đọc hình dung về nguồn gốc hình thành những địa danh đó.

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 31, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý lời kể của nhân vật

Lời giải chi tiết:

- Ngôi kể thứ ba.

- Tác dụng: giúp kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 31, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các chi tiết câu hỏi của cậu bé Côn

Lời giải chi tiết:

- Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác.

- Nhận xét: đây là một phẩm chất yêu nước của nhân dân ta, đáng tự hào và gìn giữ

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 31, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn trích và theo dõi đoạn vă miêu tả cách cụ Phó bảng giáo dục con tu dưỡng làm người

Lời giải chi tiết:

- Giáo dục các con bằng cách thông qua các bài học lịch sử của ông cha.

- Nhận xét: cụ Phó bảng là một người yêu nước, am hiểu lịch sử nước nhà. Cụ luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng, dẫn dắt con vào các câu chuyện lịch sử để từ đó rút ra bài học làm người.

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 31, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kỹ lại câu chuyện và nêu lên suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Buổi học cuối cùng SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Ca Huế SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Cây tre Việt Nam SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Chất làm gỉ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Siêu ngắn
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Hội thi thổi cơm SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Siêu ngắn