Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Tảo Phát Bạch Đế Thành SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 6: Sống với biển rừng bao la


Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Tảo Phát Bạch Đế Thành SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn

Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây…)

Câu 1

Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây…)

Phương pháp giải:

Phân tích nội dung bài thơ, nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.

Lời giải chi tiết:

- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch, trong hoàn cảnh Lý Bạch đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.

- Bức tranh thiên nhiên dưới con mắt của người chuẩn bị rời đi, không hề mang nét đượm buồn của sự chia ly, rời xa mà ngược lại thật hùng vĩ, tươi mới.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 2

Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung phần Phiên âm, Dịch nghĩa và Dịch thơ, tìm và phân tích một số hình ảnh, từ ngữ nổi bật thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.

Lời giải chi tiết:

- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang” → Dù diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt những khung cảnh mở ra lại không hề buồn thương mà lại rực rỡ của sắc mây.

- “Vượn kêu không dứt”, “Rừng núi muôn trùng → Khung cảnh lại sinh động hơn khi có sự xuất hiện của thiên nhiên con vật.  Thiên nhiên khoáng đạt trùng điệp, cảnh vật và con người thì tự tại như chính con người của ông.

Xem thêm cách soạn khác

Câu 3

Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Phương pháp giải:

Thông qua phân tích nội dung của bài thơ, chỉ ra chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên bao la hùng vĩ trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Cảm xúc thổn thức, hy vọng của nhà thơ vào hành trình mới đang bắt đầu.

Xem thêm cách soạn khác


Cùng chủ đề:

Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Công nghệ AI của hiện tại và tương lai SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Ét - Va Mun - Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Kính gửi cụ Nguyễn Du SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi đợi trước hiên nhà SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Nhớ con sông quê hương SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Tảo Phát Bạch Đế Thành SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Âm mưu và tình yêu SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Gai SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Hình tượng con người chinh phục thế giới trong "ông già và biển cả" SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Kiến và người SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Siêu ngắn