Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn văn 12 chân trời sáng tạo, Soạn văn lớp 12 hay nhất Bài 8: Hai tay ta xây dựng một sơn hà


Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên. Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 78 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.

Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.

Thái độ của Phan Bội Châu qua lời của các nhân chứng.

Xem thêm
Cách 2

(1) và (2): Những trò lố không "chính thức" - hành trình từ Mác-xây (Marseille, Pháp) sang Việt Nam để thực hiện lời hứa của ông Va-ren sau khi nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, gồm các sự kiện:

- Ông Va-ren hứa trước công luận sẽ "chăm sóc" cụ Phan Bội Châu, nhưng từ Mác-xây đến Sài Gòn phải mất 4 tuần đường thuy.

- Dân chúng tiếp đón ông Va-ren ở Sài Gòn. Trong lúc đó cụ Phan Bội Châu ván bị cấm tù.

- Từ Sài Gòn ra Hà Nội, dừng tại Huế, triều đình tiếp đón ông Va-ren. Trong lúc đó, cụ Phan Bội Châu văn bị cẩm tủ.

(3), (4): Những trò lố "chính thức": Cuộc hội kiến giữa ông Va-ren và người tù Phan Bội Châu tại nhà giam Hoa Lò (Hà Nội) và sự thật về phản ứng của người tù trước sự "chăm sóc" của quan Toàn quyền, gồm các sự kiện:

- Ông Va-ren thao thao diễn thuyết, tự nêu gương bản thân mong cụ Phan Bội Châu hợp tác với "Mẫu quốc".

- Cụ Phan Bội Châu nghe và "im lặng dửng dưng"; nghĩa là cụ Phan Bội Châu vản bị cẩm tù.

Chỉ có điều không rõ là Cụ đã phản ứng trước bài diễn thuyết thế nào? Người kể chuyện cung cấp hai nguồn tin kèm hai lời bình:

- Thông tin từ nhân chứng thứ nhất và lời bình thứ nhất của người kể chuyện:

+ Thông tin 1: "anh lính đõng An Nam bổng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tủ lứng tiếng. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tủ nhéch lên một chút rôi lại hạ xuống ngay, và cái đó chi diễn ra có một lần thôi".

+ Lời bình 1: Nếu quả thật thế, thì có thể là lúc ấy Phan Bội Châu có mim cười, mim cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy.

- Thông tin từ nhân chứng thứ hai và lời bình thứ hai của người kể chuyện:

+ Thông tin 2 (T.B): "- Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội

Châu (xin chẳng đám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết ràng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren'.

+ Lời bình 2: "cái đó thì cũng có thể”.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 78 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật chính: Phan Bội Châu. Dựa vào tần suất nhân vật xuất hiện trong văn bản

Xem thêm
Cách 2

Nhân vật chính trong truyện là Phan Bội Châu. Dựa vai trò của nhân vật trong văn bản và tần suất xuất hiện của nhân vật trong văn bản.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 78 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Liệt kê những hành động, lời nói của Va-ren trước và trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò, từ đó nêu nhận xét về:

a. Tính cách của nhân vật Va-ren.

b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật này của tác giả.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu

- Lời hứa của Va-ren: Va-ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

→ Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch.

- Thực chất của lời hứa: ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ngài yên vị thật xong xuôi bên ấy đã.

→ Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc, địa vị của mình.

- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.

a. Tên đểu cáng, đê hèn, vô cùng nham hiểm và thâm độc, luôn tỏ ra mình là một kẻ ban ơn, nhân đạo

b. Sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, nghệ thuật nói mỉa qua đó cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt của tác giả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những hành động, lời nói của Va-ren trước và trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò:

- Trước cuộc hội kiến:

+ Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu, nhà cách mạng bị bắt cóc từ Trung Quốc.

+ Tuy nhiên, ông chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã.

- Trong cuộc hội kiến tại Hà Nội:

+ Va-ren đến Hà Nội và gặp Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp cầm tù.

+ Phan Bội Châu đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước, sống xa lìa quê hương.

+ Va-ren tuyên bố sẽ “chăm sóc” Phan Bội Châu, nhưng thực tế, trong bốn tuần lễ, Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.

Nhận xét:

a. Tính cách của nhân vật Va-ren:

- Va-ren là một quan toàn quyền Pháp, đại diện cho chế độ thực dân.

- Ông hứa sẽ chăm sóc Phan Bội Châu, nhưng thực tế, ông không thể giữ lời hứa và không quan tâm đến số phận của người lính chiến đấu cho độc lập.

b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật:

- Tác giả miêu tả Va-ren qua hành động và lời nói, tạo nên một hình ảnh rõ ràng về tính cách của ông.

- Sự phản bội và thờ ơ của Va-ren trước tình hình khó khăn của Phan Bội Châu thể hiện tính cách bất nhân, vô tâm của một quan chức thực dân.

* Những hành động, lời nói của Va-ren trước và trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò:

- Trước đó Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu.

=> Lời hứa mập mờ, không chân thành, thể hiện sự hài hước, lố bịch.

- Thực chất lời hứa là Va-ren chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ông ta thật xong xuôi mọi việc.

=> Lời hứa chỉ nhằm để thực hiện ổn định công việc, địa vị của ông ta.

=> Từ đó cho ta thấy được:

a. Tính cách của nhân vật Va-ren: Là một kẻ lươn lẹo, đểu cáng, hèn hạ và nham hiểm, hắn luôn tỏ ra mình là một kẻ ban ơn, có lòng nhân đạo và tình thương, nhưng thực chất lại là kẻ hai mặt, thâm độc, ham hư vinh, vụ lợi.

b. Tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, biện pháp nghệ thuật nói mỉa để cho thấy một thái độ mỉa mai, giễu cợt trước những hành động, lời nói lố bịch của tên toàn quyền Va-ren.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 78 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê các chi tiết góp phần khắc họạ chân dung của nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản:

Sự kiện

Phan Bội Châu qua lời của người kể chuyện

Phan Bội Châu qua lời thoại của Va-ren

Phan Bội châu qua lời của đám đông và nhân chứng

Tin tức từ truyền thông

Va-ren đến Sài Gòn

Va-ren đến Huế

Va-ren đến Hoả Lò và hội kiến với Phan Bội Châu

Kết thúc cuộc hội kiến và T.B

Từ bảng trên, cho biết:

a. Một số nét khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Phan Bội Châu và Va-ren.

b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Sự kiện

Phan Bội Châu qua lời của người kể chuyện

Phan Bội Châu qua lời thoại của Va-ren

Phan Bội châu qua lời của đám đông và nhân chứng

Tin tức từ truyền thông

Được “Va-ren" chăm sóc

Kẻ phản bội

Anh hùng dân tộc

Va-ren đến Sài Gòn

Vẫn nằm tù

Kẻ lộn xộn, nhốn nháo

Anh hùng dân tộc

Va-ren đến Huế

Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng

Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuối ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình

Con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt, và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ.

Va-ren đến Hoả Lò và hội kiến với Phan Bội Châu

Không nghe lọt tai câu nào

Được Va-ren trân quý như người bạn tốt

Anh hùng dân tộc

Kết thúc cuộc hội kiến và T.B

Đã nhổ vào mặt Va-ren

a. Hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.

b. Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.

Xem thêm
Cách 2

Sự kiện

Phan Bội Châu qua lời của người kể chuyện

Phan Bội Châu qua lời thoại của Va-ren

Phan Bội Châu qua lời của đám đông và nhân chúng

Tin tức từ truyền thông

Được “Va-ren” chăm sóc

Kẻ phản bội

Anh hùng dân tộc

Va-ren đến Sài Gòn

Vẫn nằm tù

Kẻ lộn xộn, nhốn nháo

Anh hùng dân tộc

Va-ren đến Huế

Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng

Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuối ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình

Con người đã hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt, và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đoạ trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ.

Va-ren đến Hỏa Lò và hội kiến với Phan Bội Châu

Không nghe lọt tai câu nào

Được Va-ren trân quý như người bạn tốt

Anh hùng dân tộc

Kết thúc cuộc hội kiến và T.B

Đã nhổ vào mặt Va-ren

a.

- Va-ren: một viên toàn quyền, gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương

- Phan Bội Châu: một người tù, kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc

b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật:

- Với Va-ren: Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật.

- Với Phan Bội Châu: tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập.

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng. Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại.

Xem thêm
Cách 2

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 78 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ngôi thứ 3. Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của người kể chuyện - bên ngoài tác phẩm. Câu chuyện được kể sẽ đa chiều, bao quát hơn

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

- Điểm nhìn: người kể chuyện.

- Tác dụng:

+ Tạo sự gần gũi và chân thực: Ngôi kể thứ nhất giúp tạo ra sự gần gũi và chân thực, cho phép người đọc cảm nhận và đồng cảm với nhân vật chính.

+ Tạo sự tương tác giữa người đọc và câu chuyện: Ngôi kể thứ nhất tương tác trực tiếp với người đọc, cho phép nhân vật chính chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình.

+ Tạo sự tò mò và bất ngờ: Ngôi kể thứ nhất có thể được sử dụng để tạo ra sự tò mò và bất ngờ cho người đọc, khi nhân vật chính giữ một số thông tin quan trọng cho đến cuối câu chuyện.

+ Truyền đạt thông điệp của tác giả: Ngôi kể thứ nhất cũng được sử dụng để truyền đạt thông điệp của tác giả, cho phép nhân vật chính chia sẻ suy nghĩ và giá trị của mình.

- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba.

- Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của người kể chuyện.

- Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy khiến cho câu chuyện được kể một cách đa chiều, bao quát hơn. Qua đó cho người đọc có được cái nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, chân thực hơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nêu suy nghĩ của bạn về cách đặt nhan đề và cách kết thúc của văn bản.

Phương pháp giải:

Chú ý nhan đề và cách kết thúc  để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- “Những trò lố” có thể hiểu là những việc làm lố lăng, lố bịch, thừa thãi, vô tác dụng và được phơi bày ra trước mắt mọi người. Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh không thể hiện những nhận xét chủ quan mà thông qua việc miêu tả cách nói năng của Varen đã nói lên chính con người hắn, tự hắn phơi bày về bản chất con người mình.

- Cụm từ "những trò lố" xuất phát từ mục đích muốn trực tiếp vạch trần những hành động lố lăng, bản chất xấu xa, thái độ đáng khinh bỉ, ngôn ngữ '' thuyết hàng'' lố bịch của Va - ren. Rồi qua việc Va-ren khuyên cụ Phan Bội Châu ra hàng, cuộc nói chuyện gần như độc thoại bởi cụ Phan Bội Châu chỉ trả lời bằng cái im lặng dửng dưng, cái cười mỉm một cách kín đáo. Đó chính là cái lố bịch của câu chuyện.

- Đoạn kết tác giả tiếp tục nâng cao tính cách và thái độ của Phan Bội Châu:

+ Lời của chú lính: “Thấy đôi ngọn râu mép của anh tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay”

+ Lời bàn của tác giả: “Có thể lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười – mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua”

→ Thái độ khinh bỉ, mỉa mai kẻ thù của Phan Bội Châu

Xem thêm
Cách 2

- Cụm từ những trò lố trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc. Từ trò thường gắn với đối tượng trẻ em, khi gắn với người lớn, nó có nghĩa mỉa mai, châm biếm. Lố là lố bịch, buồn cười. Những trò lố ở đây là những trò hề mà Va-ren đã diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu mà chỉ chuốc lấy thất bại, chuốc lấy sự khinh bỉ của người tù cách mạng, không đem lại hiệu quả gì.

- Tác giả xây dựng cách kết thúc văn bản bằng việc tiếp tục miêu tả tính cách và thái độ của cụ Phan Bội Châu:

+ Lời của chú lính: Thấy đôi ngọn râu mép của anh tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay . Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ.

+ Lời bàn của tác giả: Có thể lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười – mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng như cánh ruồi lướt qua . Thể hiện một thái độ khinh bỉ, mỉa mai kẻ thù của Phan Bội Châu.

Xem thêm
Cách 2

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề, thông điệp của tác phẩm.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề: vạch trần bộ mặt cáo già, lố bịch của tên toàn quyền Va-ren mà còn thể hiện lòng trân trọng, ngưỡng mộ tính cách kiên cường, bất khuất của lãnh tụ Phan Bội Châu.

- Thông điệp: Thông qua cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữ một vị toàn quyền xảo quyệt và người tù cách mạng vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc thầm kín đả kích bản chất giả dối của chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chủ đề: "Những trò lố" của Toàn quyến Va-ren trong việc "chăm sóc" người tù Phan Bội Châu sau khi nhậm chức.

- Thông điệp: Công luận không nên/ không thể trông đợi bất cứ một điều gì tốt đẹp hơn đối với các nhà hoạt động ái quốc Việt Nam, mỏi khi có một vị quan Toàn quyền mới của Chính phủ thực dân Pháp như ông Va-ren nhậm chức và đưa ra những lời hứa, bởi từ trong bản chất đó là những kẻ ba hoa, bằng nhắng và trơ trẽn.

- Chủ đề tác phẩm: Vạch trần bộ mặt gian xảo, lố bịch của tên toàn quyền Va-ren, đồng thời thể hiện lòng trân trọng, ngưỡng mộ tính cách kiên cường, bất khuất của cụ Phan Bội Châu.

- Thông điệp: Qua tác phẩm muốn ngầm đả kích, lên án bản chất dối trá, bịp bợm của bọn chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách, tinh thần chiến đấu của người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu nói riêng và nhân dân ra nói chung.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về mức độ phù hợp giữa mục đích sáng tác với nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm trên.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Mục đích sáng tác được thể hiện thông qua nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật:

+ Cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu.

+ Vạch trần bộ mặt giả dối của tên toàn quyền Va-ren khi sang Đông Dương nhận chức.

+ Ngợi ca nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

+ Sử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập.

+ Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.

+ Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại.

+ Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh.

+ Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu.

Xem thêm
Cách 2

- Mục đích sáng tác, nội dung, tư tưởng của tác phẩm: Ngợi ca, tôn vinh nhà ái quốc Phan Bội Châu đồng thời châm biếm, đã kích Toàn quyền Va-ren, qua đó phê phán chính sách giả dối, thù địch với các nhà ái quốc Việt Nam của chính phủ thực dân Pháp.

- Sự phù hợp trong cách lựa chọn, sử dụng hình thức nghệ thuật: Tác già đã sử dụng chọn lọc một số hình thức tô đậm sự đối lập trong tính cách của Va-ren và Phan Bội Châu, đối lập giữa lời hứa của Va-ren và hành động của y.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Áo dài đầu thế kỉ XX SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Vịnh Tản Viên Sơn SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Đợi mưa trên đảo sinh tồn SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả: Cảnh rừng Việt Bắc SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả: Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Dòng Mê Kông “giận dữ" SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Ngày 30 tết SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Tự do SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn văn 12 chân trời sáng tạo, Soạn văn lớp 12 hay nhất
Soạn văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngữ văn 12 tập 1 ctst