Soạn bài Hồi trống cổ thành - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Soạn văn lớp 10 ngắn gọn nhất Tuần 26


Soạn bài Hồi trống cổ thành - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Hồi trống cổ thành - La Quán Trung. Câu 1: -Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa

Câu 1

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa.

Câu 2

Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

* Đoạn trích có tên là “Hồi trống cổ thành” bởi nó mang những biểu tượng nghệ thuật:

- Biểu dương tính trung nghĩa của Trương Phi.

- Ca ngợi tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương.

- Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em.

Câu 3

Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đồng ý với ý kiến, vì:

- Nóng nảy, thiếu bình tĩnh: nghe nói Quan Công hàng Tào, Trương Phi tin ngay mà không cần xác minh, dù Quan Công hay hai chị dâu, Tôn Càn giải thích đều không được. Trương Phi chỉ tin vào những gì thấy trước mắt (rõ ràng Quan Công đã ở doanh trại Tào).

- Nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng muốn xác định phải trái đúng sai: đưa ra điều kiện ngặt nghèo buộc Quan Công phải chứng tỏ ngay, hành động đánh trống của Trương Phi cũng dứt khoát, gấp rút “thẳng cánh đánh trống”.

Câu 4

Câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.

- Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống là cao trào của truyện, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca.

- Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.

- Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà " ý vị Tam quốc ".

Luyện tập

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tóm tắt " Hồi trống Cổ Thành "

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.

Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật.

Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang Quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Quan Công phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.

+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt.

- Trương Phi là người rất cương trực, rõ ràng.

+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.

- Kịch tính: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.

- Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm.

=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.

Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Sự khác nhau trong tính cách của Trương Phí và Quan Công:

+ Trương Phi: nóng nảy, cương trực, đơn giản, ngay thẳng.

+ Quan Công: điềm tĩnh, trung nghĩa, tài trí, khiêm nhường.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1: “từ đầu…phải đem quan mà theo chứ”: Quan Công gặp Trương Phi, nghi ngờ anh đã phản bội lời thề kết nghĩa.

- Phần 2 : còn lại: Quan Công chém Soái Dương, anh em giải hiềm nghi và đoàn tụ.

ND chính

Đoạn trích Hồi trống cổ thành kể lại sự kiện anh em Quan Công, Trương Phi hội ngộ. La Quán Trung thể hiện nổi bật tích cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, đồng thời ngợi ca tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của anh em Lưu Bị, Vân Trường, Trương Phi.

Cùng chủ đề:

Soạn bài Chọn sự việc chi, tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia ngắn gọn nhất
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Hồi trống cổ thành - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Hứng trở về - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam - Ngắn gọn nhất