Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề - Siêu ngắn
Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề siêu ngắn nhất trang 98 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Đề a
(trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề a : Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất:
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
1. Mở bài:
- Lời nói là công cụ của giao tiếp.
- Giới thiệu 2 câu nói: “ Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua … nhau ”.
2. Thân bài:
- Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể. Lời nói vừa lòng là những lời lẽ lịch sự, tế nhị.
- Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.
- Muốn có lời nói đẹp cần có quá trình rèn luyện, học tập.
- Cần tránh hiện tượng nói ngon, nói ngọt để nịnh hót.
3. Kết bài: Mỗi người cần phải biết nói lời hay, ý đẹp.
Đề b
(trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề b: Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bộ Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố ?
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát nhan đề của tác phẩm.
2. Thân bài:
Giải thích từ ngữ:
- Lố: thể hiện sự không bình thường làm đến mức quá đáng , đến chê cười.
- Trò lố: trò bày ra không hợp lẽ thường đến mức chê cười.
* Những trò lố do Va-ren bày ra:
- Va-ren hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu nhưng thực chất chỉ là một lời hứa dối trá.
- Ông Va-ren được người ta chăm sóc bằng các cuộc tiếp rước, yến tiệc linh đình.
- Ông Va-ren chăm sóc Phan Bội Châu tại nhà ngục Hỏa Lò.
- Va-ren dùng những lời dụ dỗ, mua chuộc Phan Bội Châu.
3. Kết bài: Nhan đề sâu sắc gói trọn nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Đề c
(trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề c: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác phẩm và nhan đề Sống chết mặc bay.
2. Thân bài: Câu 4
- Giải thích “Sống chết mặc bay”:
+ Nghĩa đen: Sống hay chết cũng mặc kệ
+ Nghĩa bóng: nói tới nhân dân có ra sao thì quan cũng không quan tâm.
- Tác giả muốn phê phán xã hội phong kiến thối nát đã làm cho nhân dân phải chịu khổ.
3. Kết bài:
Nhan đề gói gọn nội dung, tư tưởng của truyện: lên án, tố cáo sâu sắc bản chất của bọn quan lại.
Đề d
(trang 98 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề d: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.
1. Mở bài: giới thiệu sơ qua về sở thích đọc sách.
2. Thân bài:
- Đưa ra một vài loại sách em đã đọc và rất thích.
- Lí do vì sao em thích đọc sách đó:
+ Sách em đọc cho em những cảm xúc khác lạ.
+ Dạy cho em những bài học bổ ích.
+ Có những triết lí sâu sắc.
…
- Khẳng định: Chúng ta nên đọc sách để mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới xung quanh.
3. Kết bài: Đọc sách là thói quen tốt.