Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận (chi tiết) — Không quảng cáo

Soạn văn 11 tất cả các bài, Ngữ văn 11 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Luyện tập thao tác lập luận bình luận


Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận (chi tiết)

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận - Ngữ văn 11. Câu Viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: "Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch".

Câu 1

Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: "Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch".

Lời giải chi tiết:

a. Bài viết tham gia diễn đàn nên là một bài văn bình luận vì hơn hết, người viết cần phải đưa ra được chính kiến, quan điểm của mình; phải thuyết phục được mọi người rằng đó là quan điểm đúng, thái độ đúng, nên làm, nên nghe theo.

b. Không nên bàn về toàn bộ vấn đề bởi như vậy sẽ khó tránh khỏi việc nói chung chung, không sâu sắc. Nên chọn bình luận về một trong các vấn đề sau (theo gợi ý của SGK):

- Chống nói tục trong nhà trường.

- Biết cách "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

- Biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi".

- Dùng từ nhã nhặn mà không mất đi sự chân thành.

c. Xây dựng dàn ý

Nên triển khai bài bình luận theo dàn ý sau:

- Dẫn ra một cách chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề mà ta sẽ trình bày (những biện tượng tốt, hoặc có thể đưa ra cả những hiện tượng xấu, những thái độ xấu để phủ định,...).

- Đưa ra những đánh giá, bình luận của bản thân về những vấn đề vừa nêu ra (tán thành hay không tán thành, đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài bình luận).

- Bàn luận mở rộng vấn đề:

+ Đề cập đến thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

+ Bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình vừa rút ra khi liên hệ với thời đại, với thực tế học đường,...

Câu 2

Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Anh (chị) cần tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để:

a. Trình bày một luận điểm trong dàn ý mà anh (chị) vừa xây dựng trên lớp

b. Bàn về một hiện tượng (vấn đề) đang được xã hội quan tâm.

c. Bàn về một vấn đề văn học

Lời giải chi tiết:

a. Trình bày một luận điểm trong dàn ý trên: HS lựa chọn và trình bày.

b. Bàn về một hiện tượng được xã hội quan tâm (VD: vệ sinh an toàn thực phẩm…).

Gợi ý một số luận điểm cơ bản:

- Giải thích, nêu biểu hiện và thực trạng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đánh giá: vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay phức tạp, không an toàn và đã trở thành vấn nạn quốc gia, đe dọa mọi nhà.

- Bàn luận:

+ Về nguyên nhân, tác hại và hệ lụy lâu dài của thực phẩm bẩn.

+ Về giải pháp, hành động cần có để khắc phục tình trạng thực phẩm không vệ sinh, không an toàn.

+ Từ vấn đề thực phẩm không vệ sinh, không an toàn mở rộng vấn đề về nhân cách và cách ứng xử giữa con người với con người hiện nay.

c. Bàn về một vấn đề văn học (VD: tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua truyện Chí Phèo …).

Gợi ý một số luận điểm cơ bản:

- Giải thích ngắn gọn “tư tưởng nhân đạo”.

- Đánh giá: Truyện Chí Phèo của Nam Cao bộc lộ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và hấp dẫn.

- Bàn luận:

+ Nam Cao viết truyện Chí Phèo khi mảng đề tài người nông dân đã gặt hái nhiều thành công (Ngô Tất Tố nêu nỗi khổ về sưu thuế qua Tắt đèn , Nguyễn Công Hoan phản ánh nỗi khổ bị bọn quan lại đè nén,…).

+ Điểm mới của Nam Cao: phản ánh nỗi đau tinh thần, nỗi đau đánh mất chính mình, trở nên tha hóa biến chất của người nông dân lương thiện (qua Chí Phèo là bi kịch tha hóa, lưu manh hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người).

+ Nghệ thuật thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao độc đáo, hấp dẫn: xây dựng nhân vật điển hình (Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở đều đạt độ điển hình), nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, giọng kể đa thanh, bút pháp phân tích tâm lý nhân vật điêu luyện…


Cùng chủ đề:

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm (chi tiết)
Soạn bài Lai Tân (chi tiết)
Soạn bài Lẽ ghét thương (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận (chi tiết)
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh (chi tiết)