Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích. Câu 1: Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn
Câu 1
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
a. Thái độ tự ti
- Khái niệm tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự tin hoàn toàn khác với khiêm tốn
- Những biểu hiện của thái độ tự ti:
+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết…, của mình
+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người, có thể biểu hiện thêm về vẻ lầm lì, ít nói, ít chia sẻ
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao cũng như nêu ý kiến của bản thân
- Tác hại của thái độ tự ti:
+ Sống thụ động, không phát huy hết năng lực, sở trường vốn có.
+ Ít có sự giao lưu, học hỏi về kiến thức cũng như kĩ năng.
+ Không hoà đồng, ít có đóng góp cho tập thể
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thái độ sống hợp lí: Nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước mọi người và đám đông
b. Thái độ tự phụ
- Khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân
+ Luôn tự cho mình là đúng, bác bỏ ý kiến cũng như sự góp ý của người khác. Sẽ có quan điểm bảo thủ, không biết lắng nghe.
+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác,
- Tác hại của thái độ tự phụ:
+ Không đánh giá đúng năng lực cũng như nhận thức của chính bản thân mình
+ Không khiêm tốn, không học hỏi, công việc dễ thất bại.
+ Không được lòng bạn bè, đồng nghiệp
c. Xác định thái độ sống hợp lí:
- Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục hết những điểm yếu.
- Tiếp thu, học học những ý kiến đóng góp, những lời khuyên của mọi người xung quanh.
Câu 2
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình → hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ lời nói của sĩ tử và quan trường
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: nhấn mạnh và tăng sức khái quát về hình ảnh
→ Nổi bật hình dáng và hành động của sĩ tử và quan trường
→ Quy cách, dáng vẻ của họ không đúng với những gì người ta tưởng tượng, mất đi vẻ quy chuẩn vốn có.
→ Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.