Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Soạn văn lớp 11 ngắn gọn nhất Tuần 11


Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh. Bài tập 4: Các câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn có nội dung so sánh:

Câu 1

Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Cả hai tác giả đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

+ Khi đi trẻ, lục về già (Hạ Tri Chương)

+ Trở lại An, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

→ Khi trở về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính quê hương của mình.

+ Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi? (Hạ Tri Chương) vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.

+ Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người (Chế Lan Viên) vì quê hương đã biến đổi sau chiến tranh, không còn cảnh cũ ngươi xưa nữa

→ Kết luận: Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm. Cảnh vật, tình cảm con người đã có bao nhiêu biến đổi. Đó là điều dĩ nhiên. Tuy thế, giữa người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc người xưa cũng là dịp để hiểu người nay sâu sắc hơn.

Câu 2

Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Học và trồng cây cũng có ích như nhau:

+ Học: mang lại tri thức để thực hành vào đời sống.

+ Trồng cây: cho hoa quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu.

- Học và trồng cây đều cần phải có thời gian:

+ Học: Tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để tiến bộ.

+ Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nên nôn nóng.

→ Trong câu văn này, mùa xuân và mùa thu là những hình ảnh ẩn dụ. Mùa xuân, mùa thu ở đây chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu là lúc đơm hoa, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều quả ngọt. Chuyện học hành cũng vậy, cùng với sự chăm chỉ tích lũy kiến thức chúng ta sẽ dần tiến bộ và rồi sẽ thành công.

Câu 3

Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Điểm giống nhau:

+ Cùng là thơ bảy chữ, tám câu (thất ngôn bát cú)

+ Cả hai đều gieo vần và tuân thủ nghiên chỉnh luật đối (ở câu 3+4 và 5+6).

- Điểm khác nhau :

+ Thơ của Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hàng ngày, kể cả những chữ có phần hiểm hóc (già tom, cớ sao om,..)

+ Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt, nhiều từ là từ là thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển (hoàng hôn, ngư ông...)

- Kết luận: tuy hai tác phẩm được làm cùng thể thơ nhưng sự khác nhau về cách dùng từ ngữ đã giúp bạn đọc thấy được sự khác nhau về phong cách nghệ thuật của hai nữ sĩ:

+ Một phong cách gần gũi bình dân, tuy có xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc (Hồ Xuân Hương).

+ Một phong cách trang nhã, đài các, tiếng nói của văn nhân, trí thức thượng lưu (Bà Huyện Thanh Quan).

Câu 4

Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quý trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải qúy trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Lai Tân ngắn gọn nhất
Soạn bài Lẽ ghét thương - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận bình luận - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập viết bản tin - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt - Ngắn gọn nhất