Soạn bài Mùa xuân chín SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn lí do lựa chọn của mình.
Nội dung chính
- Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam. - Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa. - Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người. |
Chuẩn bị đọc
Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 124 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn lí do lựa chọn của mình.
Phương pháp giải:
Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em sẽ chọn từ “thuận lợi”. Vì mùa xuân là lúc thời tiết ấm áp, ôn hòa, rất thuận lợi cho sự phát triển của tất cả vạn vật.
Em chọn từ “sinh sôi”, vì:
Vạn vật bừng tỉnh, đâm chồi nảy lộc.
Cây cối xanh tươi, hoa đua nhau khoe sắc.
Chim hót líu lo, con người hăng say lao động.
Khí trời ấm áp, ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển.
=> Từ "sinh sôi" thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực của vạn vật trong mùa xuân.
Trải nghiệm cùng VB 1
Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng văn bản trang 124 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Em hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và con người trong ba khổ thơ đầu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để đưa ra hình dung về bức tranh thiên nhiên mùa xuân.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Bức tranh xuân hiện lên với diện mạo tươi tắn:
– Dấu hiệu báo xuân sang:
+ Làn nắng ửng.
+ Khói mơ.
+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý.
-> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương.
– Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:
+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống.
+ Cỏ cây xanh tươi” gợn tới trời”.
+ Niềm vui của con người khi xuân đến.
– Niềm hạnh phúc của lứa đôi.
– Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến.
=> Xuân mang vị “chín” của lòng người, của đời người.
⇒ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một người thiếu nữ ngập tràn tình xuân rạo rực.
* Bức tranh xuân hiện lên với diện mạo tươi tắn:
– Dấu hiệu báo xuân sang: Làn nắng ửng; Khói mơ; Mái nhà tranh bên giàn thiên lý.
– Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân
– Niềm hạnh phúc của lứa đôi.
– Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến.
Trải nghiệm cùng VB 2
Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng văn bản trang 124 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại hay quá khứ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
"Khách xa" gợi nhớ về những người con xa quê, nhớ về mùa xuân quê hương. "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" là câu hỏi tu từ, thể hiện nỗi nhớ về hình ảnh người phụ nữ gánh thóc trên bờ sông quê hương trong mùa xuân chín.
Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại hay quá khứ Khách xa" gợi nhớ về những người con xa quê, nhớ về mùa xuân quê hương. "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" là câu hỏi tu từ, thể hiện nỗi nhớ về hình ảnh người phụ nữ gánh thóc trên bờ sông quê hương trong mùa xuân chín.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 124 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo cảm nhận của em, bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc hay mới lạ? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Bức tranh được vẽ nên từ những hình ảnh bình dị, gần gũi với đời sống thường nhật của người dân làng quê Việt Nam:
+ "Làn nắng ửng": Nắng sớm mùa xuân dịu dàng, ấm áp.
+ "Khói mơ tan": Sương giăng mỏng manh như khói, như mơ, tạo nên khung cảnh huyền ảo.
+ "Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng": Hình ảnh mái nhà tranh đơn sơ, mộc mạc được tô điểm bởi ánh nắng vàng ươm.
Bức tranh được vẽ nên từ những hình ảnh bình dị, gần gũi, quen thuộc với đời sống thường nhật của người dân làng quê Việt Nam
Suy ngẫm và phản hồi 2
Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 124 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Hai dòng thơ — Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... là lời của ai, thể hiện quan niệm, thái độ gì trước sự thay đổi của con người và mùa xuân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu thơ để nhận xét về quan niệm thái độ trước sự thay đổi của con người và mùa xuân.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hai dòng thơ " Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.. ." là lời của Hàn Mặc Tử, Thể hiện sự tiếc nuối, bâng khuâng trước sự thay đổi của con người và mùa xuân, thể hiện quan niệm về cuộc đời ngắn ngủi, mau tàn, bộc lộ niềm yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của mùa xuân và tuổi trẻ.
- Hai dòng thơ là lời của Hàn Mặc Tử.
- Thể hiện quan niệm về cuộc đời ngắn ngủi, mau tàn, bộc lộ niềm yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của mùa xuân và tuổi trẻ.
- Thể hiện sự tiếc nuối, bâng khuâng trước sự thay đổi của con người và mùa xuân.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 125 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... có tác dụng như thế nào trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu bài Mùa xuân chín :
1. Từ ngữ, hình ảnh:
- Từ ngữ gợi cảm, giàu sức gợi hình:
"Làn nắng ửng", "khói mơ tan", "lấm tấm vàng", "sóng cỏ xanh tươi", "vắt vẻo", "hổn hển", "thầm thĩ".
- Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi:
Nắng xuân, sương giăng, mái nhà tranh, cánh đồng lúa, cô thôn nữ.
- Hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo:
"Khói mơ tan", "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời", "bao cô thôn nữ vắt vẻo giữa lưng đồi ".
2. Vần, nhịp:
+ Vần: Vần bằng "ang", "ang", "ang" tạo sự du dương, êm ái.
+ Nhịp: Nhịp 3/4, 3/3, 4/3 tạo sự đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nội dung miêu tả.
3. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ, So sánh, Nhân hóa
- Tác dụng: Gợi tả cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, sinh động:
+ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác.
+ Cảnh vật được miêu tả qua nhiều phương thức: miêu tả trực tiếp và miêu tả gián tiếp. Thể hiện tâm trạng u hoài, bâng khuâng của tác giả trước sự thay đổi của con người và mùa xuân: Nỗi buồn, sự nuối tiếc trước tuổi trẻ và cuộc đời mình.
=> Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ trong ba khổ thơ đầu bài Mùa xuân chín đã góp phần tạo nên một bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, đầy ám ảnh. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm về cuộc đời, bộc lộ tâm trạng u hoài, nuối tiếc và phong cách thơ độc đáo của mình.
Tác dụng: góp phần tạo nên một bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, đầy ám ảnh. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm về cuộc đời, bộc lộ tâm trạng u hoài, nuối tiếc và phong cách thơ độc đáo của mình.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 125 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “khách xa” được thể hiện trong khổ thơ thứ tư.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ để phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Khổ thơ mở đầu bằng hình ảnh "khách xa" gặp "mùa xuân chín". Đây là thời điểm mà thiên nhiên tràn đầy sức sống, rực rỡ và tươi đẹp nhất. Tuy nhiên, đứng trước cảnh sắc ấy, lòng "khách xa" lại "bâng khuâng sực nhớ làng".
- Từ "bâng khuâng" gợi tả tâm trạng mơ hồ, bâng khuâng, không rõ ràng. "Sực nhớ" là sự nhớ nhung ùa về bất chợt, mãnh liệt. Nỗi nhớ quê hương da diết len lỏi vào tâm trí "khách xa" khiến họ không thể kìm nén
Tâm trạng mơ hồ, bâng khuâng, không rõ ràng. "Sực nhớ" là sự nhớ nhung ùa về bất chợt, mãnh liệt. Nỗi nhớ quê hương da diết len lỏi vào tâm trí "khách xa" khiến họ không thể kìm nén
Suy ngẫm và phản hồi 5
Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 125 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề cho bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín” với ý nghĩa: cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.
Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín” với ý nghĩa: cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 125 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Theo em, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi hay không? Điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về sự thay đổi khổ thơ cuối với ba khổ thơ đầu. Từ đó nhận xét tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Sự thay đổi:
- Vị trí quan sát
- Thời điểm quan sát
- Cách miêu tả
* Tác dụng:
- Thể hiện sự chuyển biến trong tâm trạng của tác giả.
- Nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân.
- Tăng tính biểu cảm cho bài thơ.
- Thể hiện sự gắn bó của tác giả với quê hương.
Sự thay đổi |
Tác dụng |
- Vị trí quan sát - Thời điểm quan sát - Cách miêu tả |
- Thể hiện sự chuyển biến trong tâm trạng của tác giả. - Nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân. - Tăng tính biểu cảm cho bài thơ. - Thể hiện sự gắn bó của tác giả với quê hương. |
Suy ngẫm và phản hồi 7
Trả lời Câu hỏi 7 Suy ngẫm và phản hồi trang 125 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nêu những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ngôn từ được tác giả sử dụng trong bài thơ giản dị, mộc mạc và gần gũi khiến cho bài thơ như bức tranh phong cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ và căng đều sức sống nơi nông thôn ở làng quê Việt Nam.
Ngôn từ được tác giả sử dụng trong bài thơ giản dị, mộc mạc và gần gũi
Suy ngẫm và phản hồi 8
Trả lời Câu hỏi 8 Suy ngẫm và phản hồi trang 125 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Nhận xét về cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để nhận xét về cách tác giả cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tác giả cảm nhận mùa xuân đang chín: "Làn nắng ửng", "khói mơ tan", "bóng xuân sang", "sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" => Thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi đẹp, thơ mộng.
- Tác giả cảm nhận mùa xuân đang phai: gánh thóc, nắng chang chang => Khung cảnh đã vào hè.
- Tác giả cảm nhận thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi đẹp, thơ mộng.
- Tác giả cảm nhận mùa xuân đang phai: gánh thóc, nắng chang chang => Khung cảnh đã vào hè.