Soạn bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - chi tiết
Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.
Chuẩn bị
Câu 1 (trang 37, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.
Phương pháp giải:
Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Cuộc đời
- Nguyễn Du (1765 –1820) tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê Mạc, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.
+ Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi).
+ Năm 1780 , khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.
+ Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên , không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
+ Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
+ Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:
Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
+ Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820. Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
→ Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống. Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
* Sự nghiệp văn học
- Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén.
+ Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (NXB Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 NXB Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như: Thanh Hiên thi tập còn gọi là Thanh Hiền tiền hậu tập ( Tập thơ của Thanh Hiên ) gồm 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804, gồm 10 năm gió bụi, ông sống ở Thái Bình quê vợ, 6 năm trở lại nhà dưới chân núi Hồng, và 2 năm làm chi huyện ở huyện Bắc Hà. Tập thơ là các bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Nam trung tạp ngâm ( Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam ) gồm 40 bài, giai đoạn 1805-1812, ông được thăng hàm Đông các đại học sĩ, làm quan ở Kinh Đô 5 năm và làm cai bạ ở Quảng Bình 3 năm . Bắc hành tạp lục ( Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc ) gồm 131 bài thơ, giai đoạn 1813-1814, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
+ Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có: Đoạn trường tân thanh còn có tên gọi khác là Kim Vân Kiều truyện gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh , dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh ), còn có tên gọi khác là Văn chiêu hồn, Văn tế chiêu hồn.
- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
+ Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:
• Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
• Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ hai, tìm các chi tiết về gia đình, dòng họ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Gia đình, dòng họ Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hoá, văn học. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.
Gia đình, dòng họ Nguyễn Du là đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời, vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan, vừa có truyền thống văn hóa, văn học. Đây là một trong những môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách và tài năng của Nguyễn Du.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 38, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ bốn, tìm ra những biến cố lịch sử và ảnh hưởng tới cuộc đời, con người Nguyễn Du.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du là:
+ Giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh.
+ Phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đồng thời phá quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, diệt quân Thanh xâm lược ở phương Bắc đã thu giang sơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Triều đại Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thiết lập và tiếp đến là công cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.
- Những biến cố lịch sử đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du:
+ Biến cố “một phen thay đổi sơn hà” trong giai đoạn cuối của nhà Lê, giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê – chúa Trịnh. Đây là thời kì nổ ra phong trào nông dân khởi nghĩa, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, triều Nguyễn được vua Gia Long thiết lập và tiếp đến là cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Những điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ năm, tìm các chi tiết về cuộc đời Nguyễn Du ảnh hưởng đến sáng tác văn chương.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: Khi trong cảnh “màn lan trưởng huệ" của cậu công tử gia đình đại quý tộc, lúc là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lánh nạn Tây Sơn; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
- Đi nhiều, tiếp xúc nhiều cũng là đặc điểm nổi bật ở cuộc đời đại thi hào.
+ Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,...
+ Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,... Nguyễn Du đã thâu thái được tinh hoa của những vùng văn hoá lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ – Tĩnh, Huế) và tinh hoa văn hoá nước ngoài như Trung Quốc.
→ Sự kết hợp hài hòa giữa đời sống và sách vở đã tạo nên một đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Những điểm đáng lưu ý về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông:
+ Ông có cuộc sống gắn bó với những biến cố lớn lao của thời đại nên đem một cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú.
+ Ông tiếp xúc và thấu hiểu được nhiều tầng lớp tri thức, quan lại trong triều đình, thâu lượm được tinh hoa của những vùng văn hóa của đất nước và tinh hoa văn hóa nước người như Trung Quốc.
+ Vốn tri thức về văn hóa, văn hóa dân tộc cũng như Trung Quốc được ông tích lũy đã bồi đắp cho Nguyễn Du một trí tuệ thông tháo, tâm hồn nghệ sĩ phong phú.
Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh “màn lan trưởng huệ" của cậu công tử gia đình đại quý tộc, lúc là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lánh nạn Tây Sơn; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều cũng là đặc điểm nổi bật ở cuộc đời đại thi hào. Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... Những tháng năm đi sứ, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình,... Nguyễn Du đã thâu thái) được tinh hoa của những vùng văn hoá lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ – Tĩnh, Huế) và tinh hoa văn hoá nước ngoài như Trung Quốc.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của phần II để tìm ra các tác phẩm tiêu biểu.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ ( Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục ).
- Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “ Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh ”.
- Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm:
+ Tác phẩm chữ Hán (3 tập thơ với 250 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
+ Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 1 và chú ý hiện thực xã hội
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du: tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…).
Đó là những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.
Hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du: tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). Đó là những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.
Trong khi đọc 6
Câu 6 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ ba của phần II để tìm ra tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc, thương người và tự thương mình:
+ Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ.
+ Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch.
+ Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thơ chữ Hán:
+ Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hành với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…
+ Từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương. Đây là một nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.
Trong khi đọc 7
Câu 7 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ năm, sáu của phần II để tìm ra nội dung của Truyện Kiều thể hiện rõ giá trị nhân đạo.
Lời giải chi tiết:
- Những nội dung:
+ Tiếng nói đồng cảm trước bi kịch của con người trong Truyện Kiều thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều. Nhân vật phải chịu một cuộc đời hội tụ đầy đủ những bi kịch của con người nói chung và phụ nữ nói riêng: tình yêu, gia đình, nhân phẩm,…
+ Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện tập trung qua tình yêu của Kim Trọng với Thúy Kiều, tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu không mất. Trải qua biết bao đau khổ nhưng Thúy Kiều vẫn vươn lên với khát vọng mạnh mẽ. Sau đó khi gặp Từ Hải, đây là nhân vật hiện thân của khát vọng tự do, công lí.
→ Viết Truyện Kiều , Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó cũng là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương này.
- Những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều:
+ Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
+ Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của cong người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.
Trong khi đọc 8
Câu 8 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ chín của phần II để tìm ra điểm nổi bật ở thơ chữ Hán.
Lời giải chi tiết:
Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương tuyệt tác, phần lớn được viết theo thể thơ Đường luật với đủ các tiểu loại: nếu xét về số câu trong bài thì có tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên; nếu xét về số chữ trong câu thì có ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự hiện thực, trào phúng. Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), nghệ thuật đối,... vốn là đặc điểm, thế mạnh của thơ Đường luật được nhà thơ phát huy ở mức cao nhất. Chất trữ tình quyện hoà chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
- Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du:
+ Được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại:
• Xét về số câu: tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên.
• Xét về số chữ: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn.
+ Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, trào phúng.
+ Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại”, nghệ thuật đối,…
Trong khi đọc 9
Câu 9 (trang 42, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều .
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn mười một của phần II để tìm ra những nghệ thuật đặc sắc trong Truyện Kiều.
Lời giải chi tiết:
- Nghệ thuật:
+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ).
+ Điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc.
+ Cốt truyện sáng tạo, kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.
+ Xây dựng nhân vật: Phân loại tốt – xấu như truyện cổ tích nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại tốt – xấu đan xen.
+ Xây dựng nội tâm nhân vật bằng các bút pháp ước lệ và tả thực mang ý nghĩa cách tân.
+ Các câu thơ lục bát vừa mang nét dân dã bình dị vừa mang nét trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị khuôn thước chuẩn mực.
+ Kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài, dựa vào nội dung các phần để xác định bố cục.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:
+ Phần 1: Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú của Nguyễn Du.
+ Phần 2: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.
- Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần lớn:
+ Phần I – Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú: thông tin về cuộc đời, con người Nguyễn Du và những biến cố tác động ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông.
+ Phần II – Đại thi hào dân tộc: những thành công trong sáng tác của Nguyễn Du.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn bài, chú ý những chi tiết thời đại, gia đình, cuộc đời có ảnh hưởng đến sáng tác.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.
- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
- Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông:
+ Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn hóa, văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.
+ Thời đại: cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"?
Phương pháp giải:
Tìm lại phần nội dung về thơ chữ Hán và đưa ra những bình luận phân tích trong bài viết đưa ra về ý kiến.
Lời giải chi tiết:
Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc" vì nét nổi bật chính trong các sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.
Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc” vì: Ông cảm nhận bản thân mình cũng là một người cùng cảnh ngộ với những số phận tài năng mà bi kịch. Bởi vậy, ông đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu, cảm thông, thể hiện lòng thương người, thương cho những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc và cũng tự thương cho chính bản thân mình khi dựng nghiệp, khi cô đơn, không tri âm tri kỉ giữa cuộc đời.
Sau khi đọc 4
Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần có chứa giá trị nhân đạo của Truyện Kiều, chỉ ra thể hiện ở những mặt nào. Tìm ra nội dung nhân đạo của thơ chữ Hán Nguyễn Du và so sánh chỉ ra điểm khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở:
+ Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là nỗi đau đứt ruột từ “những điều trông thấy”, như chính tên của tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột).
+ Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện Nôm với ba phần Gặp gỡ – Thử thách — Đoàn tụ nhưng đồng thời có những sáng tạo mới khi tác giả đã tạo nên một kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.
+ Truyện Kiều có những nhân vật, phân theo loại tốt – xấu, thiện – ác, giống kiểu nhân vật của truyện cổ tích, nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại, khi tốt – xấu đan xen. Các nhân vật trong Truyện Kiều là những nhân vật tính cách, hơn nữa tính cách có sự thay đổi bởi tác động của hoàn cảnh như nhân vật Thuý Kiều. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm.
+ Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều . Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình".
- Khác biệt: Trong Truyện Kiều , tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm, nó mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều . Còn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thì không có điều này.
- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt: Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Đồng thời, ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.
- Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du:
+ Điểm tương đồng: đều mang giá trị nhân đạo bao la, sâu sắc, cảm thông, thấu hiểu cho những số phận bất hạnh, đầy bi kịch, đau khổ.
+ Điểm khác biệt: Ở Truyện Kiều, thể hiện giá trị nhân đạo ấy thông qua lòng đồng cảm của tác giả tới người phụ nữ xưa thông qua nhân vật Thúy Kiều. Qua đó, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật?
Phương pháp giải:
Tìm ra những nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều được chỉ ra trong bài.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nghệ thuật:
+ Chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ).
+ Điểm nhìn trần thuật từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc.
+ Cốt truyện sáng tạo, kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bi kịch.
+ Xây dựng nhân vật: Phân loại tốt – xấu như truyện cổ tích nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại tốt – xấu đan xen.
+ Xây dựng nội tâm nhân vật bằng các bút pháp ước lệ và tả thực mang ý nghĩa cách tân.
+ Các câu thơ lục bát vừa mang nét dân dã bình dị vừa mang nét trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị khuôn thước chuẩn mực.
+ Kết hợp ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở.
- Những thành công về mặt nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều được trình bày trong bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp).
+ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều.
+ Thiên nhiên trong truyện vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”.
+ Truyện Kiều được viết theo thể lúc bát vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực.
+ Ngoài ra, truyện có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Bởi vậy, kiệt tác Truyện Kiều có ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống hiện đại, ở mọi hoàn cảnh giao tiếp và tầng lớp khác nhau.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Em có suy nghĩ gì về nhận định đó?
Phương pháp giải:
Trình bày suy nghĩ bằng cách giải thích nhận định, phân tích, bình luận để làm rõ.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. “Người xưa” là nhắc đến Nguyễn Du với những mong ước, khát khao lớn lao, còn “ta nay” chính là muốn chỉ Tố Hữu cũng có những suy nghĩ và mong muốn như Nguyễn Du. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay.
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.