Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 15. Anh em một nhà


Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2-, 3 bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?

Câu 1

Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... không vướng mái.

Lời giải chi tiết:

Nhà rông phải chắc và cao để voi đi qua mà không bị đụng sàn và khi múa cồng chiêng, giáo không vướng mái.

Câu 2

Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Gian đầu nhà rông.... khi cũng tế.

Lời giải chi tiết:

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần, quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Câu 3

Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Gian giữa với bếp lửa... nơi tiếp khách của làng.

Lời giải chi tiết:

Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn.

Nội dung

Nhà rông ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của buôn làng, thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.

Bài đọc

Nhà rông ở Tây Nguyên

Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.

Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà rông để bảo vệ buôn làng.

Theo NGUYỄN VĂN HUY

- Rông chiêng : một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.

- Nông cụ : đồ dùng để làm ruộng (cuối, cày, bừa,. liềm, hái…)


Cùng chủ đề:

Soạn bài Người trí thức yêu nước trang 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Người đi săn và con vượn trang 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Nhà ảo thuật trang 40 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Nhà bác học và bà cụ trang 31 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Nhà bố ở trang 124 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Nhớ Việt Bắc trang 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học trang 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Những chiếc chuông reo trang 67 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Ông ngoại trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2