Soạn bài Nhớ Việt Bắc trang 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 14. Anh em một nhà


Soạn bài Nhớ Việt Bắc trang 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2, 3 bài Nhớ Việt Bắc trang 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 3. Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua những dòng thơ nào ?

Câu 1

Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc (dòng thơ 2 )?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc câu thơ lục bát đầu tiên.

Lời giải chi tiết:

Người cán bộ về xuôi nhớ "những hoa cùng người" ở Việt Bắc. Nhớ hoa có nghĩa là nhớ cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc. Nhớ người là nhớ những con người ở Việt Bắc chăm chỉ làm ăn và một lòng một dạ thủy chung với Cách mạng.

Câu 2

Tìm các câu thơ cho thấy :

a) Việt Bắc rất đẹp :

b) Việt Bắc đánh giặc giỏi :

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn thơ sau: Rừng xanh hoa chuối... rừng vây quân thù .

Lời giải chi tiết:

a) Việt Bắc rất đẹp :

- Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

- Ngày xuân mơ nở trắng rừng

- Ve kêu rừng phách đổ vàng

- Rừng thu trăng rọi hòa bình

b) Việt Bắc đánh giặc giỏi :

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.

Câu 3

Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua những câu thơ nào ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau: Rừng xanh hoa chuối... tiếng hát ân tình thủy chung.

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua các câu thơ sau:

- Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

- Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

- Nhớ cô em gái hái măng một mình.

- Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Vẻ đẹp của người Việt Bắc là vẻ đẹp trong lao động và trong chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Cách mạng.

Nội dung

Ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc và sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đánh giặc.

Bài đọc

Nhớ Việt Bắc

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

TỐ HỮU

- Việt Bắc : Chiến khu của ta thời kì đấu trạnh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc gồm

các tình: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.

- Đèo : chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.

- Giang : cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.

- Phách : một loại thân cây gỗ, lá ngả màu vàng vào mùa hè.

- Ân tình : có ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau.

- Thủy chung : trước sau không thay đổi.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Người đi săn và con vượn trang 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Nhà ảo thuật trang 40 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Nhà bác học và bà cụ trang 31 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Nhà bố ở trang 124 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Nhớ Việt Bắc trang 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học trang 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Những chiếc chuông reo trang 67 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Ông ngoại trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Soạn bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2