Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 8, ngữ văn 8 cánh diều Bài 5: Nghị luận xã hội


Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta nhỏ hay không nhỏ?; xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Dương Trung Quốc và diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không cho?” giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

Nội dung chính

Văn bản nghị luận hiện đại này nêu lên vấn đề: Làm thế nào để đất nước Việt Nam mãi trường tồn và phát triển ngày một lớn mạnh?

Chuẩn bị

(trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta nhỏ hay không nhỏ? ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Dương Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Dương Trung Quốc và diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả Dương Trung Quốc (1947), quê: Bến Tre

Xem thêm
Cách 2

- Một số thông tin về tác giả Dương Trung Quốc:

+ Dương Trung Quốc (2/6/1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử).

+ Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử.

+ Ông nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội.

+ Ông còn là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô , đưa ra nhận định và hành động của các nhân vật lịch sử để dẫn dắt vào nội dung chính của bài viết.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Dẫn dắt vào nội dung chính của bài viết.

Tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô vì ông muốn sử dụng tác phẩm này dẫn dắt vào nội dung bài viết.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả nhắc tới những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích đưa ra dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta là một quốc gia đáng tự hào từ rất lâu về trước. Chúng ta là một dân tộc hào hùng, có độc lập, chủ quyền, có lịch sử, truyền thống, văn hóa... người Việt Nam ta giàu lòng yêu nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Mục đích: đưa ra dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta là một quốc gia đáng tự hào từ rất lâu về trước.

Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích khẳng định đất nước Việt Nam ta là một quốc gia đáng tự hào từ lâu đời.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 121, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tác giả bài viết đặt ra vấn đề gì trong phần (3)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ 3

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả bài viết đặt ra vấn đề: Vì sao có nhiều người so sánh công cuộc 20 năm đổi mới được biểu dương như những thành tựu to lớn với những chiến công của lịch sử giữ nước, cuối cùng vẫn không giúp nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu?

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vấn đề: Vì sao có nhiều người so sánh công cuộc 20 năm đổi mới được biểu dương như những thành tựu to lớn với những chiến công của lịch sử giữ nước, cuối cùng vẫn không giúp nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu?

Vấn đề trong phần (3): Nhưng điều gì khiến cho công cuộc 20 năm Đổi mới được biểu dương như những thành tự to lớn với những chiến công của lịch sử giữ nước, cuối cùng vẫn không giúp nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu?

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vị Đại tướng đó là ai và ông nhắc nhở chuyện gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Vị đại tướng đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông nhắc nhở: “Có một thế hệ hằng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước.” Thế hệ đó là thế hệ anh hùng đã đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước. Đại tướng đã nhắc nhở mọi người nhớ đến sự hi sinh cao cả của họ và biết ơn vì họ cho ta nền hòa bình như bây giờ để từ đó cố gắng phát triển đất nước đi lên.

Xem thêm
Cách 2

- Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- Ông nhắc nhở: “Có một thế hệ hằng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước.”

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Câu 5 (trang 122, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hiểu “quốc danh” là gì? Cho một vài ví dụ.

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Theo em, quốc danh là tên gọi của quốc gia.

Ví dụ: Đại Việt, Văn Lang, Âu Lạc...

Xem thêm
Cách 2

- Quốc danh: tên gọi của một đất nước.

- Ví dụ: Đại Việt, Âu Lạc,..

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hiểu nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? như thế nào? Hãy xác định luận đề và các luận điểm của bài viết.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

-Từ nhỏ trong nhan đề văn bản không chỉ hiểu theo kích cỡ, diện tích lãnh thổ của nước ta với các nước khác mà nó còn có thể hiểu theo nhiều ý khác như: tinh thần dân tộc, lịch sử, văn hóa, con người.... Nhan đề đã đặt ra câu hỏi với người đọc về việc Việt Nam ta là một quốc gia giàu mạnh hay yếu kém, phát triển hay không phát triển. Nội dung của bài sẽ trả lời cho câu hỏi này.

- Luận đề: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Sự phấn đấu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên niềm tự hào dân tộc.

+ Luận điểm 2: Dân tộc ta đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của mình thông qua các cuộc chiến bảo vệ đất nước.

+ Luận điểm 3: Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.

+ Luận điểm 4: Tâm thế lớn thì dám làm cái lớn và sẽ làm cho nước ta lớn, như cha ông ta đã tư duy và hành xử.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Lời giải chi tiết:

Nhan đề

Đặt ra câu hỏi với người đọc về việc Việt Nam ta là một quốc gia giàu mạnh hay yếu kém, phát triển hay không phát triển. Nội dung của bài sẽ trả lời cho câu hỏi này

Luận đề

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Luận điểm

- Luận điểm 1: Sự phấn đấu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên niềm tự hào dân tộc.

- Luận điểm 2: Dân tộc ta đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của mình thông qua các cuộc chiến bảo vệ đất nước.

- Luận điểm 3: Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.

- Luận điểm 4: Tâm thế lớn thì dám làm cái lớn và sẽ làm cho nước ta lớn, như cha ông ta đã tư duy và hành xử.

Nhan đề đặt ra một câu hỏi với đọc về việc đánh giá đất nước Việt Nam ta.

- Luận đề: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam.

+ Luận điểm 2: Bằng chứng chứng minh cho sức mạnh của đất nước Việt Nam khi trải qua các cuộc chiến tranh suốt hơn bốn thập kỉ qua.

+ Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thụt lùi của đất nước.

+ Luận điểm 4: Tâm thế lớn, cách nhìn nhận về đất nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phần (1) và 2 của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 1, 2

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Phần 1 và 2 của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích liệt kê chứng minh cho người đọc thấy dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, đất nước ta là một đất nước giàu truyền thống, văn hóa, người Việt Nam đi đâu cũng có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.

- Điều đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng là niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

- Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ về thời kì, con người đó đã đấu tranh, hi sinh để đánh đổi được một đất nước như ngày hôm nay, tự hào về lịch sử hào hùng đó.

- Điều đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng đó chính là niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới? Dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của đất nước trong thời kì đổi mới là:

+ Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những tổn thất nặng nề.

+ Nếp nghĩ và hành xử của con người.

- Ý kiến chủ quan của người viết: "Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu, vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên, trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu."

- Lí lẽ:

+ Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng ... chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình,...

+ .... nếu chỉ bỏ mình bỏ mình trong những ước muốn chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như.... hành xử."

- Bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản:

+ Lời nhắc nhở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

+ Hai doanh nghiệp quyết định đặt tên cho những công trình và thương hiệu của mình bằng những quốc danh thời xa xưa...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nguyên nhân

- Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những tổn thất nặng nề.

- Nếp nghĩ và hành xử của con người.

Ý kiến chủ quan

“Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu, vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên, trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu.”

Lí lẽ

- Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng ... chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình,...

- .... nếu chỉ bỏ mình bỏ mình trong những ước muốn chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như.... hành xử."

Bằng chứng khách quan

- Lời nhắc nhở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Hai doanh nghiệp quyết định đặt tên cho những công trình và thương hiệu của mình bằng những quốc danh thời xa xưa...

- Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của đất nước trong thời kì: Chiến tranh tàn phá của cải vật chất, để lại những tổn thất nặng nề và cách suy nghĩ và hành xử cửa con người.

- Ý kiến chủ quan của người viết: “Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu, vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên, trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu.”

- Các lí lẽ, bằng chứng khách quan:

+ Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng ....chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình,....nếu chỉ bỏ mình bỏ mình trong những ước muốn chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như.....hành xử.

+ Lời nhắc nhở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai nhà doanh nghiệp

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay? Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Vấn đề trong văn bản là một thực trạng đáng buồn của giới trẻ hiện nay. Họ tự ti vì đất nước ta có diện tích nhỏ nhưng tinh thần lại vô cùng lớn lao. Chúng ta cần có lòng tự tôn dân tộc và tự hào về những truyền thống quý báu của đất nước mình.

Xem thêm
Cách 2

- Vấn đề trong văn bản là một thực trạng đáng buồn của giới trẻ hiện nay.

- Cần có lòng tự tôn dân tộc và tự hào về những truyền thống quý báu của đất nước mình.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày quan điểm của em về vấn đề “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn theo yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đất nước ta tuy là một đất nước nhỏ nhưng lại có riêng cho dân tộc mình những truyền thống quý báu. Nước chúng ta có thể nhỏ về diện tích nhưng tinh thần và lòng yêu nước của ta chưa bao giờ nhỏ. Đất nước ta đang trên đà phát triển tuy còn nhiều khó khăn nhưng từng ngày từng giờ những công dân Việt Nam vẫn luôn nỗ lực, cố gắng xây dựng đất nước giàu đẹp. Tuy chưa thể so sánh với các quốc gia hiện đại trên thế giới, song bằng tinh thần và ý chí nghị lực, con người Việt Nam đã và đang trên con đường hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Chúng ta nên có cho mình lòng tự tôn, tự hào dân tộc và nỗ lực xây dựng đất nước phát triển hơn trong tương lai.

Xem thêm
Cách 2

“Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ”? là một trong những vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội ngày nay. Với những lịch sử hào hùng, đầy tự hào từ thuở cha ông khai sinh lập địa tới nay, mỗi chúng ta đều có thể ngẩng cao đầu với các nước khác khi giới thiệu, khẳng định về đất nước nghìn năm văn hiến của chúng ta. Mặc dù vậy, nước ta có nguy cơ tụt hậu vì chiến tranh và tâm thế nhỏ của một số người mặc cảm về đất nước nhưng đừng vì những điều nhỏ bé đó mà làm đánh mất đi sự vẻ vang, tự hào khi nói về Việt Nam. Hãy nhìn vào những mặt tích cực, những điều tốt đẹp mà cha ông dành cho chúng ta, những điều mà biết bao thế hệ phải đánh đổi bằng xương máu của mình để lại cho con cháu bây giờ. Để rồi từ đó, mỗi chúng ta hãy cần phải biết phát huy, bảo vệ những điều vốn có để giúp đất nước ngày một phát triển hơn.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Người mẹ vườn cau SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nước biển dâng: Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Nước Đại Việt ta SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập học kì 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - Chi tiết