Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết
Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người? Dựa vào nhan đề và phần sa-pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.
Nội dung chính
Văn bản cung cấp thông tin về kì đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Paralympic cùng với thông điệp nhân văn cao cả |
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết và sự tìm hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nguyễn Công Phượng là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng ở Việt Nam và được thế giới biết đến. Anh sinh năm 1995, hiện tại anh đang ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Yokohama tại J1 League. Anh được biết đến là một người có lối đá kỹ thuật và khả năng gây đột biến cao.
Theo em, thể thao có ý nghĩa rất quan trọng tới đời sống của con người. Nó không chỉ giúp chúng ta khỏe mạnh về thể chất mà nó còn giúp chúng ta tăng sự tự tin, xây dựng mối quan hệ bền chặt và đồng thời làm phát triển khả năng tư duy phản biện của bản thân.
Môn thể thao cầu lông
Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng giữa 2 vận động viên (đánh đơn) hoặc giữa 2 cặp vận động viên (đánh đôi) trên một sân đấu hình chữ nhật được chia thành 2 nửa bằng, ngăn cách nhau bởi lưới cầu lông. Người chơi ghi điểm bằng cách dùng vợt đánh quả cầu rơi vào phần sân bên phía đối phương hoặc đối phương phạm lỗi. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm để đưa cầu sân phía sân đối phương. Lỗi được xác định bởi trọng tài chính hoặc trọng tài biên. Trường hợp không có trọng tài thì 2 người chơi tự thỏa thuận với nhau. Mỗi lượt cầu kết thúc sẽ ghi được 1 điểm, ván đấu kết thúc khi một trong hai bên ghi đủ điểm trước.
Ngoài việc cố gắng đưa cầu rơi vào phần sân đối phương để ghi điểm, người chơi cũng cần tuân thủ một số luật lệ trong suốt trận đấu để tránh mất điểm như luật giao cầu, vị trí đứng, tác phong thi đấu…
Dụng cụ cần thiết thứ 2 là quả cầu lông. Quả cầu lông có đế bằng gỗ, phần cánh làm bằng lông hoặc bằng nhựa. Quả cầu lông được thiết kế khí động học đặc biệt để có thể xoay khi đang bay, đông thời có khả năng giảm tốc nhanh hơn so với quả bóng. Quả cầu khi bay cần có quỹ đạo ổn định, không rung lắc hoặc lệch hướng.
Cũng như hầu hết các môn thể thao vận động khác, cầu lông cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần.
a/ Tăng cường tốc độ, khả năng phản xạ. Cầu lông là môn thể thao vận động cường độ cao, tốc độ cầu bay nhanh đòi hỏi người chơi có phản xạ nhanh nhạy để xử lý từng pha cầu một cách chính xác.
b/ Tăng sức mạnh cơ bắp. Việc di chuyển liên tục trên sân giúp cơ chân đặc biệt là phần đùi và bắp chân phát triển to khỏe hơn, giúp cơ thể trụ vững và di chuyển linh hoạt hơn. Cơ tay cũng được kích thích phát triển bởi việc dùng sức đánh vào quả cầu sao cho cầu đi nhanh nhất về phía đối phương.
c/ Tăng cường sức mạnh thể chất. Việc vận động liên tục giúp cải thiện sức bền và độ dẻo dai của người chơi. Cầu lông có thể được xem là một dạng bài tập cardio giúp đốt cháy calo và duy trì vóc dáng. Tập luyện đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý còn giúp người chơi giảm cân hiệu quả.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Dựa vào nhan đề và phần sa-pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần sa pô.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nội dung chính của tác phẩm sẽ nói về Gia-co Van Gát với cách anh sử dụng cơ thể không nguyên vẹn của mình để trở thành người hùng trong lòng người fan hâm mộ.
Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ phần đề mục và các phần của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thông tin chính của tác phẩm được trình bày là về thế vận hội Pa-ra-lim-pích – cuộc thi dành cho những vận động viên khuyết tật.
Thế vận hội Pa-ra-lim-pích dành những vận động viên khuyết tật.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ các từ ngữ chỉ thời gian.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các từ ngữ chỉ thời gian được sử dụng trong đoạn được đưa ra theo một trình tự hợp lí, kể về quá trình ra đời của Pa-ra-lim-pích.
Các từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn được kể lại theo trình tự lịch sự đã đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Xác định thông tin chính được trình bày.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đoạn văn trình bày về lịch sử của Pa-ra-lim-pích từ một thế vận hội dành cho các cựu chiến binh mà nó chuyển thành cuộc thi dành cho các vận động viên khuyết tật.
Cuộc thi không chỉ dành cho các cựu chiến binh, tiêu chí để tham gia cuộc thi đơn giản vẫn phải là "xe lăn", khi kì đầu tiên được diễn ra có tới 100 vận động viên đến từ 23 quốc gia khác nhau tham gia. Bác sĩ Gắt-mừn cùng những cộng sự ở bệnh viện Xtốc Men-đơ-vin cũng là thành viên sáng lập đầu tiên của Ủy ban Thế vận hội Xtốc Men-đơ-vin.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Tên đề mục gợi cho em về những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích gặp phải.
Gợi cho em những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi từng gặp phải.
Trong khi đọc 6
Câu 6 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Xác định thông tin chính được trình bày.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn từ “ Thế vận hội… Men - đơ - vin”
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thông tin chính: Lịch sử ra đời kì Pa - ra - lim píc, đối tượng được tham gia và những thành viên sáng lập kì thế vận hội này.
Lịch sử ra đời kì Pa - ra - lim píc, đối tượng được tham gia và những thành viên sáng lập kì thế vận hội này.
Phải học cách sống thích nghi với hoàn cảnh cho dù hiện thực cuộc sống nó tàn khốc ra sao.
Trong khi đọc 7
Câu 7 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu:
- Van Gát tham gia trượt tuyết và leo núi và trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục được ngọn Man-đa-xlu; tham gia chuyến thám hiểm cùng Hoàng tử Anh Harry ở Nam Cực…
- Bréé-ly Xnai-đơ là một vận động viên bơi lội bị mù bởi lý do chiến tranh.
Nhân vật Van Gát đã chọn trượt tuyết và leo núi. Anh trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục ngọn Man-na-xlu ở dãy Hi-ma-lay-a. Sau hai năm anh lại cùng hoàng tử Anh tên là Harry tham gia chuyến thám hiểm ở Nam Cực. Sau đó, anh hướng đến các môn thể thao có tính cạnh tranh, khi tham dự Pa-ra-lim-pích anh đã giành được hai huy chương Vàng và một huy chương Đồng ở môn xe đạp.
Ngoài ra còn có Bret-ly Xnai-đơ và những chiến tích của anh.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Chủ đề của văn bản: tinh thần vượt lên chính mình của các vận động viên trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích
- Cách tiếp cận văn bản đặc biệt ở chỗ tác giả đã đưa ra một phần sa pô trước khi vào bài có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tạo sự tò mò và hứng thú cho người đọc.
Chủ đề của văn bản: Những con người nghị lực trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích.
Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò thích thú cho bạn đọc.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong văn bản, tác giả sử dụng linh hoạt chữ kết hợp với hình ảnh và những dẫn chứng qua lời kể của nhân vật. Điều đó không chỉ làm nội dung của tác phẩm ngày càng sáng tỏ mà nó còn giúp việc trình bày tác phẩm trở lên dễ hiểu và logic hơn. Từ đó, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của tác phẩm hơn.
Việc sử dụng các số liệu, hình ảnh, dẫn chứng qua lời kể của các nhân vật khiến cho văn bản không trở thành một văn bản khô khăn, xa lạ với người đọc.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Xác định các ý chính, ý phụ trong văn bản. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các thông tin.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Mục tiêu ban đầu của Pa-ra-lim-pích
+ Hoàn cảnh ra đời
+ Đối tượng tham gia
+ Sự ra đời chính thức của Pa-ra-lim-pích
- Vượt qua những nỗi đau:
+ Câu chuyện của Van Gát
+ Câu chuyện của Brét-ly Xnai-đơ
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Yếu tố tự sự dùng để trình bày về sự hình thành, phát triển và biến đổi mục tiêu của Pa-ra-lim-pích. Đồng thời, nó là một yếu tố quan trọng được sử dụng để kể về cuộc đời, sự nghiệp của các vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích. Yếu tố này đã góp phần làm sáng tỏ nội dung của văn bản mà tác giả gửi gắm.
Tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sư việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Quan điểm của tác giả là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Quan điểm trân trọng tinh thần vượt lên chính bản thân mình của những người khuyết tật.
Quan điểm đó được thể hiện bằng những tấm gương cụ thể như: Van - Gát, Xnai - đơ,...
Quan điểm của tác giả: Các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật là điển hình cho các cuộc chiến tranh nhưng đồng thời họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao người khuyết tật và cũng là những câu chuyện chữa lành vết thương của nhân loại.
Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì lạ của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Con người là loài động vật bậc cao nhất, bởi vậy mà ý chí nghị lực của họ được coi là vượt bậc so với những loài động vật khác. Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến mức nào đi nữa, họ vẫn luôn cố gắng để vượt qua, tìm lại lý tưởng sống cho mình và vượt qua nghịch cảnh. Đó chính là câu chuyện của những vận động viên trong truyện. Họ đều gặp phải tai nạn và từ một người bình thường trở thành một người khuyết tật. gặp bất tiện trong mọi việc ngay từ việc sinh hoạt của mình. Cuộc đời dường như trở nên tăm tối, u ám và rồi họ tìm đến thể thao như một vị cứu tinh của họ. Họ tham gia và thấy bản thân mình không vô dụng như mình nghĩ, họ thi đấu và giành chiến thắng để chứng minh rằng mình còn giá trị. Đó chính là cách họ vượt qua nghịch cảnh của chính mình.
Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.
Sau khi đọc 7
Câu 7 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường. Bởi vậy, chúng ta nên cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không nên kì thị họ.
- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nỗi đau dân tộc. Đó là những hi sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai mờ.
- Những ứng xử đối với người khuyết tật:
+ Bạn không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:
+ Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật thường biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài hành động hay trong suy nghĩ. Sự kỳ thị đối với người khuyết tật thể hiện qua quan điểm và nhận thức, tri thức và sự từng trãi của mỗi người; kỳ thị cảm thấy ghê sợ với hình hài không được hoàn thiện của ngươi khuyết tật, kỳ thị khi suy nghĩ rằng người khuyết tật vô dụng ăn bám và là gánh nặng cho xã hội; đó là những quan điểm lỗi thời và cần phải xóa bỏ. Có 3 quan điểm kỳ thị chính như sau:
- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng người bị khuyết tật là do nhân quả, ở ác thì gặp ác, nếu bố mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái chịu và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt của luật nhân quả.
- Quan điểm thứ hai: trong con mắt của những người không bị khuyết tật thì người khuyết tật họ là những người không bình thường, chính vì vậy mà những người khuyết tật trong mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, cùng với sự nỗ lực thể hiện bản thân của chính người khuyết tật vươn lên khẳng định bàn thân “tàn nhưng không phế”, và xã hội đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với người khuyết tật, sự kỳ thị cũng đã giảm.
Những giải pháp giảm sự kỳ thị của mọi người đối với người khuyết tật:
- Các bạn cần có cái nhìn nhân ái hơn đối với những người khuyết tật, hãy cứ xem họ như những người bình thường được hưởng những quyền lợi và tạo cơ hội cho họ làm việc. Bạn hãy xem người khuyết tật như là người nhà của mình!
- Hiểu được những quy định của pháp luật về việc không phân biệt kỳ thị đối xử với người khuyết tât, đặc biệt trong trường học là nơi giúp các em học sinh khuyết tật được hòa nhập với các em bình thường khác, như vậy khoảng cách giữa các em sẽ ngắn bớt lại, các em sẽ hiểu và thông cảm với các bạn khuyết tật hơn, tạo sự gần giũ sẽ chia trong cuộc sống.
- Cần có những đầu tư hơn nữa đối với những dịch vụ công cộng dành riêng cho người khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động của xã hội.
- Tạo một số ưu tiên nhất định cho người khuyết tật (về nhà ở, việc làm, sinh hoạt, đi lại, hổ trợ tài chính…) và trên hết là sự hiểu biết, tấm lòng bao dung của mọi người. Sự thay đổi quan điểm của mọi người đối với người khuyết tật và ảnh hưởng của nó đối với người khuyết tật. Sự thay đối quan điểm cũng như nhận thức của cộng đồng xã hội về người khuyết tật là một việc làm rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng: Đánh giá về người khuyết tật, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm, họ không phải là người bệnh với căn bệnh trầm kha; Bạn hãy đặt họ vào vị trí của một người bình thường (hay là chính bạn), những nhận xét, đánh giá tích cực sẽ giúp người khuyết tật có động lực mạnh mẽ vươn lên, thành công của họ đạt được nhiều khi vượt qua khả năng của một người bình thường. Bởi ở người khuyết tật có sự khát khao vượt lên số phận và khẳng định chính mình. Sự thay đổi này trước hết phải xuất phát từ chính bản thân người khuyết tật. bản thân họ luôn yêu đời vui vẻ, biết vượt lên chính số phận thì không gì là họ không thể làm được. Quan điểm của gia đình, những người xung quanh cần có sự thay đổi tích cực.
Người khuyết tật cần sự chia sẻ chứ không cầu lòng thương hại, đây chính là niềm mong mỏi của chính bản thân người khuyết tật. Họ bình đẳng như mọi công dân lành lặn khác. Người khuyết tật ở các địa phương đều được gia đình, xã hội quan tâm, chăm sóc, cố gắng bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe để họ có thể bảo đảm cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.
Kết nối đọc - viết
Câu hỏi (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập hai) :
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao.
Phương pháp giải:
Dựa vào văn bản và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Từ lâu, thể thao đã không còn là hình thức giải trí đơn thuần mà nó dần trở thành một món ăn tinh thần, một liều thuốc chữa lành dành cho nhiều người, đặc biệt là những người bị khiếm khuyết cơ thể, và đó chính là lý do Pa-ra-lim-pích ra đời. Những con người đặc biệt ấy, trong cuộc sống của họ đã phải gánh chịu biết bao nhiêu đau đớn về thể xác và chịu sự dày vò lâu dài về những cơn đau quằn quại kéo dài. Cuộc sống với họ tưởng chừng như hết hy vọng và thể thao đã xuất hiện trong cuộc đời của họ. Đó là thứ giúp họ chứng minh rằng bản thân họ không hề vô dụng, họ có thể làm được, tham gia cuộc thi và chiến thắng để chứng minh giá trị của mình. Họ đặt ra mục tiêu cho mình và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu ấy.
Tập thể dục thể thao là "chìa khóa vàng" cho sức khỏe nâng cao sức đề kháng không chỉ mang lại một cơ thể dẻo dai, hình thể lý tưởng mà còn tác động đến tinh thần, cho bạn luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Tập thể dục là một bí quyết giúp thư giãn, xả stress hiệu quả sau một thời gian làm việc trí óc căng thẳng, đặc biệt là giới văn phòng thường ngồi một chỗ, ít vận động và tiếp xúc nhiều với máy tính. Phương pháp này còn giúp tăng cường năng lượng đáng kể, do đó nếu cảm thấy uể oải, khó tập trung bạn hãy thử một vài hoạt động đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ… Chúng sẽ giúp tăng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến các mô và hệ thống tim mạch, nhờ đó nạp đầy năng lượng giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn. Những người tập thể dục thể thao mỗi ngày thường cảm thấy vui vẻ, yêu đời cũng như giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và lo lắng so với người không tập. Bởi các bài tập vận động sẽ làm tăng độ nhạy cảm của não đối với các hormone Serotonin và Norepinephrine, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm. Đồng thời, làm tăng sản xuất Endorphins tạo sự hưng phấn, hiệu quả cao trong việc giảm đau.