Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 11 siêu ngắn, Ngữ văn 11 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 15


Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn siêu ngắn

Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn siêu ngắn nhất trang 180 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

I - MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1.

- Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn: trong chương trình thời sự quốc gia - phỏng vấn người dân về hiện tượng xã hội, phỏng vấn người có thẩm quyền về một vấn đề có tầm quan trọng, phỏng vấn tuyển nhân sự,...

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm thu thập, cung cấp thông tin về chủ đề được nói đến.

2.

- Ý kiến đúng

- Chỉ khi phỏng vấn, con người cá nhân mới nói lên được tiếng nói, quan điểm của mình, các vấn đề xã hội mới được làm sáng tỏ.

Phần II

II - NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a.

- Chỉ xác định được hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ.

- Phải chuẩn bị cả việc hỏi như thế nào.

b.

- Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không: biết được thông tin cần thiết về ứng viên, khả năng giao tiếp của ứng viên.

- Vì sao bạn muốn nhận công việc này: thái độ, suy nghĩ, mong muốn của ứng viên với công việc.

- Bạn biết gì về công ty chúng tôi: sự tìm hiểu, am hiểu của ứng viên về môi trường làm việc.

- Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty: thái độ, triển vọng của ứng viên.

- Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận: sự am hiểu của ứng viên về công việc, thái độ của họ với công việc.

- Bạn có tin vào sở trưởng của mình không: sự tự tin của ứng viên.

- Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn cách hỏi B.

2. Tiến hành phỏng vấn

a. Không. Vì sẽ có những thông tin phát sinh từ câu trả lời của người trả lời phỏng vấn.

b. Ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần tôn trọng ý kiến của người trả lời phỏng vấn.

c. Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn không nên quên cám ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian, công sức cho cuộc trò chuyện.

3. Biên tập sau khi phỏng vấn

a. Không được phép, vì phỏng vấn phải đảm bảo tính khách quan, chân thực.

b. Nếu có điều kiện thì ta nên ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn để bài phỏng vấn được hấp dẫn, sinh động hơn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Phóng viên chuẩn bị kỹ lưỡng

- Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được thông tin

- Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn

Câu 2 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Nêu nhược điểm nhưng không nêu những nhược điểm gây khó khăn, trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm của bản thân

- Muốn như thế cần tìm được những nhược điểm dễ được thông cảm: thỉnh thoảng nóng tính…

Câu 3 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề xem phim:

- Bạn thích nhất bộ phim nào? Đó là phim thuộc thể loại gì?

- Nội dung phim nói về điều gì?

- Thông điệp phim gửi gắm tới người xem là gì?

- Bạn ấn tượng với nhân vật nào trong phim, tại sao?

- Cảnh quay nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bạn về cảm xúc?

- Nếu được thay đổi cái kết, bạn muốn thay đổi như thế nào? Tại sao bạn lại muốn cái kết diễn ra như vậy?

- Các bộ phim cùng loại bạn biết?


Cùng chủ đề:

Soạn bài Ôn tập văn học trung đại siêu ngắn
Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận siêu ngắn
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) siêu ngắn
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí siêu ngắn
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) siêu ngắn
Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn siêu ngắn
Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ siêu ngắn
Soạn bài Thao tác lập luận phân tích siêu ngắn nhất
Soạn bài Thao tác lập luận so sánh siêu ngắn
Soạn bài Thương vợ siêu ngắn nhất
Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu siêu ngắn