Soạn bài Thương vợ siêu ngắn nhất — Không quảng cáo

Soạn văn 11 siêu ngắn, Ngữ văn 11 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 3


Soạn bài Thương vợ - Tú Xương siêu ngắn

Soạn bài Thương vợ siêu ngắn nhất trang 29 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1

Trả lời c âu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân mưu sinh qua bốn câu thơ đầu:

- Hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ

+ " Quanh năm": suốt năm này qua năm khác, triền miên, không ngơi nghỉ ngày nào.

+ "Mom sông": nơi gợi cảm giác chênh vênh, thiếu an toàn.

+ Công việc "buôn bán" nhọc nhằn, tất bật, vất vả, mưu sinh qua ngày.

- Thân phận: "thân cò" vừa gợi sự đơn chiếc, vừa gợi nỗi đau, nỗi thiệt thòi của một thân phận bé nhỏ, lam lũ.

- Từ láy "lặn lội" và "eo sèo" gợi cảnh chen chúc, vật lộn, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.

- Cách nói "khi quãng vắng", "buổi đò đông" vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian nhiều lo âu, rủi ro, bất trắc.

Câu 2

Trả lời c âu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:

- "Nuôi đủ năm con với một chồng": bà là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.

- "Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công": bà là người chịu thương chịu khó, nhẫn nại, khiêm nhường, giàu đức hi sinh.

- " Lặn lội thân cò khi quãng vắng" : chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm.

Câu 3

Trả lời c âu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Lời chửi trong hai câu thơ cuối:

- Tự chửi bản thân vì là gánh nặng cho vợ mình: "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc".

- Tự phán xét, tự lên án chính mình: "Có chồng hờ hững cũng như không".

- Sâu xa hơn, lời tự chửi của Tú Xương còn có ý nghĩa xã hội, lên án thói đời bạc bẽo, một nguyên nhân sâu xa đẩy ông vào tình cảnh vô dụng và bà Tú phải vướng vào nỗi khổ sở triền miên.

Câu 4

Trả lời c âu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nỗi thương vợ của Tú Xương:

- Tấm lòng chân thành yêu thương, trân trọng và cao hơn là cảm khái, tri ân vợ: "Nuôi đủ năm con với một chồng".

- Tự trách mình, tự phán xét lên án bản thân vô tích sự, không đỡ đần được gánh nặng cuộc sống với vợ.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:

- Hình ảnh con cò: biểu tượng cho những số phận nhỏ bé, vất vả, phải chịu kiếp sống truân chuyên, trắc trở.

=> Mượn hình ảnh con cò, hình ảnh quen thuộc trong ca dao để chỉ người vợ của mình.

- Thành ngữ:

+ Một duyên hai nợ: Lời than vãn số phận bất công thay cho vợ mình của nhà thơ.

+ Năm nắng mười mưa: Khắc họa dáng vẻ tảo tần, phẩm chất chịu thương chịu khó của bà Tú.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (sáu câu thơ đầu): Hình ảnh bà Tú

- Phần 2 (hai câu thơ còn lại): Lời tự trách, tự giễu của nhà thơ.

ND chính

- Hình ảnh bà Tú vất vả, tảo tần, giàu đức hi sinh

- Tình cảm thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương

- Nghệ thuật: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh sáng tạo, kết hợp ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ đời sống


Cùng chủ đề:

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) siêu ngắn
Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn siêu ngắn
Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ siêu ngắn
Soạn bài Thao tác lập luận phân tích siêu ngắn nhất
Soạn bài Thao tác lập luận so sánh siêu ngắn
Soạn bài Thương vợ siêu ngắn nhất
Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu siêu ngắn
Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng siêu ngắn
Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản siêu ngắn
Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố siêu ngắn
Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức siêu ngắn