Soạn bài Số từ và lượng từ - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 1 bài Số từ và lượng từ. Câu 1. Các từ được in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu?
Phần I
SỐ TỪ
Trả lời câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các từ được in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì??
a. Hai: chàng; một trăm: ván, nệp; chín: ngà, cựa, hồng mao, đôi.
b. sáu: Hùng Vương.
- Các từ được bổ nghĩa đều là những danh từ.
- Trong (a), bổ nghĩa về số lượng. Đứng ở trước danh từ.
- Trong (b), bổ nghĩa về thứ tự. Đứng ở sau danh từ.
Trả lời câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ “đôi” trong câu a không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị.
Trả lời câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi: cặp, tá, chục…
Vd: Một tá bút chì.
Phần II
LƯỢNG TỪ
Trả lời câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nghĩa của các từ in đậm trong các câu dưới đây có gì giống và khác nghĩa của số từ:
Giống : cùng đứng trước danh từ.
Khác:
- Số từ: chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Trả lời câu 2 (trang 129 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
|||
t2 |
t1 |
T1 |
T2 |
s1 |
s2 |
các |
hoàng tử |
||||
Những |
kẻ |
thua trận |
|||
Cả |
mấy vạn |
tướng lính, quân sĩ |
Phần III
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 129 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy:
- Một, hai, ba, năm: chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng sự vật: canh, cánh.
- Bốn, năm: chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật: canh.
Trả lời câu 2 (trang 129 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa:
- Trăm, ngàn, muôn được dùng với ý nghĩa số từ chỉ số lượng nhiều, rất nhiều nhưng không chính xác.
Trả lời câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các từ “từng” và “mỗi” có gì khác nhau?
Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật.
Khác nhau:
- “Từng” vừa tách riêng cá thể, sự vật mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác, sự vật này đến sự vật khác.
-“Mỗi” chỉ sự tách riêng hẳn ra chứ không theo trình tự lần lượt.