Soạn bài Thạch Sanh SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 6 chi tiết, Ngữ văn 6 cánh diều, tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 1: Truyện


Soạn bài Thạch Sanh SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết

Soạn bài Thạch Sanh chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị và Đọc hiểu

Nội dung chính

Truyện ngợi ca những chiến công rực rỡ và những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng – dũng sĩ dân gian. Thể hiện ước mơ về sự đổi đời, ước mơ đạo lí của nhân dân: cái thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh,…

Chuẩn bị 1

Trả lời câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Xem lại khái niệm Truyện cổ tích ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước truyện Thạch Sanh .

- Khi đọc hiểu truyện cổ tích, các em cần chú ý:

Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện.

Phương pháp giải:

Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn , chú ý khái niệm cổ tích để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Truyện kể về người anh hùng Thạch Sanh.

- Các sự việc chính trong truyện:

+ Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.

+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

+ Đi canh miếu và diệt chằn tinh.

+ Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.

+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo oán, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.

+ Thạch Sanh đối đầu với 18 nước.

+ Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

- Khi đọc truyện cổ tích:

+ Truyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh: sự ra đời và lớn lên; sau đó là những thử thách và chiến công của Thạch Sanh; cuối cùng là phơi bày được tội Lí Thông thì cưới công chúa, khiến các quân lính chư hầu lui về nước.

+ Những sự kiện chính trong truyện:

  • Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.
  • Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
  • Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh.
  • Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.
  • Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.
  • Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần.

- Truyện kể về việc: Cuộc đời của Thạch Sanh.

- Sự kiện chính trong truyện:

  • Sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh
  • Gặp gỡ và kết nghĩa anh em với Lí Thông
  • Thạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công.
  • Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, nhưng bị Lí Thông hãm hại.
  • Thạch Sanh cứu con vua thủy tề, được đền ơn nhưng lại bị hồn đại bàng, chằn tinh hãm hại.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, minh oan cho mình và Lí Thông bị trừng trị.
  • Thạch Sanh lấy công chúa và đánh bại mười tám nước chư hầu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 2

Trả lời câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?

Phương pháp giải:

Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn , chú ý khái niệm cổ tích để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Truyện kể về Thạch Sanh. Thạch Sanh là nhân vật nổi bật.

- Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:

+ Thạch Sanh: cưới công chúa, lên ngôi vua

+ Mẹ con Lý Thông: bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

+ Truyện kể về Thạch Sanh – nhân vật nổi bật.

+ Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:

  • Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua.
  • Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung.

Truyện kể về nhân vật Thạch Sanh; nhân vật nổi bật là Thạch Sanh, Lí Thông. Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 3

Trả lời câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?

Phương pháp giải:

Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn , chú ý khái niệm cổ tích để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Ước mơ lớn nhất của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội, ca ngợi người lương thiện, tài giỏi và phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa.

- Điều đó có liên quan tới cuộc sống ngày nay bởi cuộc sống này thiện ác phân minh, con người ta luôn hướng tới sự công bằng trong xã hội, sống nghĩa tình, ý nghĩa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn:

  • Thể hiện khát vọng của người dân thông qua hình tượng dũng sĩ – một vị anh hùng ngoài đời thực có thể bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống.
  • Phê phán những kẻ xảo quyệt, lợi dụng người khác để chuộc lợi.
  • Ước mơ về một xã hội công lí được thực hiện.

→ Điều đó có liên quan đến cuộc sống ngày nay con người luôn hướng sự công bằng, về cái thiện, nghĩa tình và yêu chuộng hòa bình.

Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị 4

Trả lời câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Những chi tiết nào trong truyện là chi tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?

Phương pháp giải:

Em xem lại phần Kiến thức ngữ văn , chú ý khái niệm cổ tích để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những chi tiết kì ảo trong truyện “ Thạch Sanh ” là:

+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già.

+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.

+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, chết để lại bộ cung tên bằng vàng.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc.

+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết.

→ Tác dụng: làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn và cuốn hút người đọc, người nghe và tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân vật.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

  • Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.
  • Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.
  • Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.
  • Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
  • Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.
  • Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.
  • Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.
  • Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

+ Tác dụng của những chi tiết trên trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện:

  • Cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.
  • Tăng sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn cho câu chuyện.

Những chi tiết hoang đường kì ảo:

  • Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con vợ chồng nghèo.
  • Người vợ mang thai mấy năm mà không sinh nở, mãi sau mới sinh được một cậu con trai.
  • Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ cho Thạch Sanh.
  • Chằn tinh có nhiều phép lạ, ăn thịt người và khi chết biến thành bộ cung bằng vàng.
  • Hồn đại bàng và chằn tinh hiện về hãm hại Thạch Sanh.
  • Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp đánh bại các nước chư hầu.

=> Các yếu tố hoang đường, kì ảo làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn cũng như góp phần gửi gắm ý nghĩa của tác phẩm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 1

Trả lời câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ phần (1), xem Thạch Sanh xuất thân từ đâu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thạch Sanh là thái tử, con trời hạ phàm đầu thai xuống gia đình nọ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nguồn gốc xuất thân đặc biệt của Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian ở gia đình nọ.

Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh đặc biệt: Thạch Sanh vốn là thái tử của Ngọc Hoàng, được sai xuống đầu thai làm người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Trả lời câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn (2) và xem Thạch Sanh đã cư xử thế nào với mọi người và với các sự việc xung quanh.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tính cách: Thật thà, ngay thẳng, dũng cảm, xả thân muốn cứu giúp, giúp đỡ người khác khi người ấy gặp khó khăn.

- Từ được lặp lại 2 lần trong phần này: Thật thà.

+ Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay

+ Thạch Sanh thật thà tin ngay.

Xem thêm
Cách 2

- Tính cách của Thạch Sanh được tác giả tập trung thể hiện trong phần 2 là thật thà, dễ tin người.

- Từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy là:

+ Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.

+ Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tính cách của Thạch Sanh được tập trung thể hiện: thật thà, tốt bụng.

- Một từ được lặp lại hai lần: thật thà (Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay/Thạch Sanh lại thật thà tin ngay)

Đọc hiểu 3

Trả lời câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn (3), liệt kê những hành động dũng cảm của Thạch Sanh.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các chi tiết thể hiện sự dũng cảm của Thạch Sanh:

- Trông thấy đại bàng quắp theo một cô gái bay qua, Thạch Sanh không ngần ngại liền dùng cung tên vàng bắn. Chàng theo vết máu truy tìm chỗ nó ở.

- Chàng xung phong xin xuống hang cứu công chúa, bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật.

- Cứu con trai vua Thủy Tề

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những hành động dũng cảm Thạch Sanh trong phần 3:

- Thấy đại bàng quắp một cô gái ngang qua túp lều của mình, Thạch Sanh liền dùng cung tên vàng bắn trúng, lần theo vết máu, tìm ra chỗ ở của nó.

- Đến hang quái vật, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa, dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật.

- Trong lúc cố tìm lối lên thì phát hiện và giải cứu thái tử con vua Thủy Tề.

Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng

Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 4

Trả lời câu 4 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang Lý Thông sẽ làm gì?

Phương pháp giải:

Với bản tính mưu mô, xảo quyệt của Lý Thông, em thử dự đoán xem hắn sẽ làm điều xấu hay điều tốt.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em dự đoán Lý Thông sẽ giết Thạch Sanh nhằm cướp công về mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khi Thạch Sanh xuống hang, với tính cách Lý Thông ngay từ đầu, em nghĩ hắn ta sẽ hại Thạch Sanh và cướp công của chàng

Lí Thông giết Thạch Sanh, nhận công về mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 5

Trả lời câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?

Phương pháp giải:

Chú ý tính cách Thạch Sanh và các chi tiết ở phần này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi xin cây đàn, Thạch Sanh không hề biết đó là cây đàn thần.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khi xin cây đàn, Thạch Sanh không hề biết đó là cây đàn thần.

Thạch Sanh không biết đó là cây đàn thần

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 6

Trả lời câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?

Phương pháp giải:

Chú ý phần kết đoạn và trả lời câu này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Sau tất cả mọi chuyện, Thạch Sanh không giết chúng và cho chúng về quê làm ăn

- Kết cục của mẹ con Lý Thông: Đi nửa đường thì bị sét đánh chết rồi hóa thành bọ hung

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Thạch Sanh đã tha không giết mẹ con Lý Thông.

- Kết cục của mẹ con Lý Thông là đi giữa đường bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh đã tha cho mẹ con Lí Thông.

Kết cục của mẹ con Lí Thông: bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 7

Trả lời câu 7 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?

Phương pháp giải:

Chú ý phần kết đoạn, xét xem hành động của Thạch Sanh khi đối phó với quân giặc.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Điều Thạch Sanh làm khi đứng trước quân giặc:

- Thạch Sanh cầm đàn ra đánh trước quân giặc, khiến cho binh sĩ các nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau nữa.

- Thiết đãi họ bằng niêu cơm thần và hứa trọng thưởng cho ai ăn hết nhưng không một ai làm được

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thạch Sanh đã đánh đàn và sử dụng niêu cơm thần thết đãi khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ.

- Thạch Sanh đem đàn ra đánh khiến binh sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau.

- Sau đó, Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường. Biết vậy, chàng thách đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Trả lời câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (người bất hạnh, người thông minh, người dũng sĩ, người khờ khạo)?

Phương pháp giải:

Xét các kiểu nhân vật đã nêu trên và chọn lựa chọn chính xác.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Thạch Sạch thuộc kiểu nhân vật vật dũng sĩ.

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ: được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông, với các chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Trả lời câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn văn bản và chọn các sự kiện chính.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự kiện chính:

(1) Sự ra đời, lai lịch của Thạch Sanh.

(2) Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ.

(3) Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông.

(4) Thạch Sanh diệt chằn tinh, bị Lý Thông cướp công.

(5) Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa, lại bị cướp công.

(6) Thạch Sanh cứu thái tử, được tặng đàn thần, bị vu oan phải vào ngục.

(7) Thạch Sanh được giải oan.

(8) Tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh khiến 18 nước chư hầu xin thua

- Em thích nhất sự kiện: tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh khiến 18 nước chư hầu xin thua.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Sự kiện chính trong Thạch Sanh :

+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.

+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

+ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh, bị cướp công.

+ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và thái tử bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.

+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.

+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.

- Em thích nhất sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh vì nó đem đến cảm giác huyền bí, siêu nhiên đối với em. Em cảm nhận ngay từ đầu Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là một vị anh hùng dân tộc.

- Các sự kiện chính trong tác phẩm:

  • Sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh
  • Gặp gỡ và kết nghĩa anh em với Lí Thông
  • Thạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công.
  • Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, nhưng bị Lí Thông hãm hại.
  • Thạch Sanh cứu con vua thủy tề, được đền ơn nhưng lại bị hồn đại bàng, chằn tinh hãm hại.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, minh oan cho mình và Lí Thông bị trừng trị.
  • Thạch Sanh lấy công chúa và đánh bại mười tám nước chư hầu.

- Sự kiện thích nhất: Thạch Sanh giết chết chằn tinh. Sự kiện này cho thấy sức mạnh phi thường cũng như lòng dũng cảm của Thạch Sanh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 3

Trả lời câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Phương pháp giải:

Đã đọc xong văn bản, giờ em có thể đưa ra nhận xét về nhân vật và tìm chi tiết chứng minh.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Chàng luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn.

-  Các chi tiết khẳng định nhận xét ấy:

+ Thạch Sanh dù biết được bộ mặt thật của mẹ con nhà Lý Thông nhưng vẫn thả họ về quê.

+ Thạch Sanh cứu công chúa, cứu Thái tử mà không mong được đền ơn.

+ Thạch Sanh tìm biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề căng thẳng với các nước chư hầu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn.

- Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:

+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.

+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.

Thật thà chất phác (thay mẹ con Lí Thông đi canh miếu, kể lại sự việc đã giết đại bàng cho Lý Thông)

Tài năng và sự dũng cảm (giết chằn tinh, đại bàng)

Tấm lòng nhân đạo khoan dung, yêu hòa bình (tha cho mẹ con Lí Thông, tha cho mười tám nước chư hầu)

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Trả lời câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn văn bản và liệt kê các chi tiết kì ảo, hoang đường từ đó nêu tác dụng của chúng với việc xây dựng nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Các chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng:

+ Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh.

→ Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh

+ Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.

=> Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh.

+ Cậu giết chằn tinh và đại bàng.

=> Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh.

+ Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung.

=> Người hiền sẽ gặp lành.

+ Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh.

=> Sức sống dai dẳng của cái ác. - Niêu cơm thần ăn mãi không hết.

=> Ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động. + Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình.

- Tác dụng: Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời đồng thời xây dựng một nhân vật Thạch Sanh lí tưởng, trượng nghĩa và có tấm lòng bao dung độ lượng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.

+ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.

+ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.

+ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.

+ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.

+ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.

+ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

- Những chi tiết này có tác dụng trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh:

+ Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh

+ Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.

+ Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa – ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo.

- Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh được.

- Khi trưởng thành được thiên thần dạy cho nhiều võ nghệ và phép thần thông.

=> Cho thấy xuất thân phi thường của Thạch Sanh. Những nhân vật ra đời và lớn lên phi thường nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Họ chính là những người anh hùng đại diện cho nhân dân.

- Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, giết đại bàng.

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.

- Tiếng đàn và niêu cơm thần giúp đánh bại các nước chư hầu.

=> Góp phần khắc họa phẩm chất của Thạch Sanh: dũng cảm, gan dạ và thông minh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 5

Trả lời câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ về cách kết thúc này, xét xem nhân dân muốn gửi gắm điều gì.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các chi tiết kết thúc truyện thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công lí, người hiền gặp lành, ác giả ác báo, phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Các chi tiết kết thúc truyện là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng, những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng, sống sung sướng, hạnh phúc; còn những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

Qua các chi tiết kết thúc truyện, nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 6

Trả lời câu 6 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh

Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

Đàn kêu: Ai chém xà vương

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân

Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và xét xem đoạn thơ ấy nói về phẩm chất nào của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Ý nghĩa:

Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát,… như tiếng vị quan toà phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khắp kinh thành.

Xem thêm
Cách 2

Đoạn thơ trên đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa truyện Thạch Sanh: Đó là tiếng kêu than đòi công lí của nạn nhân oan uổng; tiếng đàn phô bày sự thật, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác; tiếng đàn bênh vực người hiền lành có công. Tiếng đàn càng tô đậm ước muốn một xã hội công bằng, nơi công lí được thực hiện, ở hiền gặp lành còn ác giả ác bảo.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Tập làm thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thánh Gióng SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thạch Sanh SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thời thơ ấu của Hon - Da SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 1 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 4 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết