Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ siêu ngắn
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Các yếu tố ngoại cảnh trong việc diễn tả tâm trạng:
Yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng |
Ý nghĩa diễn tả nội tâm |
Hiên vắng: "thầm gieo từng bước" |
Hiên nhà vắng vẻ, chỉ có mình chinh phụ dạo nước → Nỗi cô đơn, quạnh quẽ, thầm lặng |
Rèm thưa: "rủ thác đòi phen" |
Chinh phụ buông rèm, cuốn rèm nhiều lần, thời gian qua nhưng không thấy bóng chồng → Niềm mong ngóng, chờ đợi, sốt ruột |
Chim thước: "chẳng mách tin" |
Chồng không trở về, chim thước cũng im hơi lặng tiếng → Sự vô vọng, trống trải, buồn bã |
Ngọn đèn: "có biết dường bằng chẳng biết" |
Ngọn đèn khuya → Cô độc, không có người thấu hiểu và chia sẻ |
Tiếng gà gáy: "eo óc gáy sương năm trống" |
aTiếng gà gợi những đêm khuya vắng và sự chảy trôi của thời gian → Trằn trọc, thao thức, não nề không ngủ được |
Bóng hòe: "phất phơ rủ bóng bốn bên" |
Thê lương, đìu hiu, trống vắng |
=> Các yếu tố ngoại cảnh đều gắn với cuộc sống thường ngày, mỗi yếu tố gắn với một hành động, một cử chỉ gợi sự mong ngóng, sầu muộn, đơn lẻ của người chinh phụ.
Câu 2
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:
+ Cảm nhận nặng nề về thời gian của chinh phụ: "Khắc giờ đằng đẵng như năm/Mối sầu dằng dặc…"
+ Hành động gượng gạo, yếu ớt: gượng đốt hương mà "hồn đà mê mải", gượng soi gương mà "lệ lại châu chan", gượng gảy đàn mà "dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng" → Mùi hương, nhan sắc hay tiếng đàn đều trở nên vô nghĩa, trở thành vết dao cứa vào tim chinh phụ bởi không có người tri kỷ, không có chồng ở bên để thưởng thức, sẻ chia.
=> Mất hết sức sống, mất hết niềm vui, chìm sâu vào cô đơn lẻ bóng, không còn thiết tha gì với việc chăm sóc, điểm trang cho chính mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Người chinh phụ đau khổ vì:
+ Sống trong cô đơn, hiu quạnh.
+ Tuổi xuân trôi qua mà niềm hạnh phúc lứa đôi không được trọn vẹn.
+ Người chồng ra đi chinh chiến mãi không trở về, cũng không có tin tức.
+ Nhớ thương, lo âu, mong ngóng chồng trong vô vọng.
Câu 4
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Những câu thơ là lời của người chinh phụ và giá trị biểu hiện của nó:
Ngôn ngữ trong đoạn trích chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, ngôn ngữ nửa trực tiếp, dường như ta đang lắng nghe bầu tâm sự do chính chinh phụ tự giãi bày. Ngôn ngữ thấm thía và sâu sắc, xâm nhập tận sâu cõi tâm tư đau khổ của chinh phụ để bày tỏ tấn bi kịch của nàng.
Câu 5
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát:
- Kết hợp hài hòa giữa thể thơ lục bát và thơ thất ngôn.
- Cấu trúc đặc biệt: đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát; có cả vần chân lẫn vần lưng.
- Bút pháp trữ tình kết hợp tự sự hài hòa.
- Giọng điệu thiết tha.
- Nhạc điệu dồi dào, vừa có cái chắc khỏe, réo rắt vừa du dương, mềm mại.
=> Khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật trữ tình.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Các biện pháp nghệ thuật được miêu tả trong đoạn thơ trên:
- Tả ngoại cảnh biểu hiện nội tâm
- Tả nội tâm qua ngoại hình
- Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ
HS cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật trên một cách linh hoạt. Nếu là tả tâm trạng vui thì tất cả đều phải ngược lại với tả tâm trạng buồn: ngoại cảnh sẽ tươi sáng, sinh động, tràn ngập màu sắc và ánh sáng, ngoại hình cũng như mọi cử chỉ, hành động phải tràn đầy sức sống, nhanh nhẹn, hoạt bát...
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ
- Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa
ND chính
Những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. |