Soạn bài Tự học - Một thú vui bổ ích SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 6. Hành trình tri thức


Soạn bài Tự học - một thú vui bổ ích SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Thế nào là tự học? Theo em, việc tự học có gì thú vị?

Nội dung chính

Văn bản giúp người đọc nhận ra được tầm quan trọng của tự học: tự học là sự cần thiết nhưng không bắt buộc, giúp ta hoàn toàn tự do, tự chủ giống như cái thú đi chơi bộ, một cuộc du lịch bằng trí óc, một thú vui thanh nhã

Chuẩn bị đọc 1

Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Thế nào là tự học?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức nền, hiểu biết của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tự học được hiểu đơn giản là quá trình tự tiếp thu kiến thức, tự làm việc. Bản thân người học phải tự suy luận, tư duy,…làm chủ kiến thức và không bị giới hạn về thời gian, khối lượng kiến thức.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tự học được hiểu đơn giản quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác. Bản thân bạn phải tự nghiên cứu, suy luận, tư duy… Khi ấy chúng ta sẽ làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học.

Theo em, tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, việc tự học có gì thú vị?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức nền, hiểu biết của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

- Khi tự học, người học được làm chủ quá trình tiếp thu tri thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học.

- Tạo tinh thần thoải mái

- Tự khám phá ra một đơn vị kiến thức nào đó mang lại cảm giác thích thú, tâm đắc cho người học. Giúp người học khám phá được năng lực bản thân.

- Sản phẩm kiến thức của quá trình tự học sẽ được ghi nhớ lâu hơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chủ động tiếp thu và khám phá kiến thức.

- Rèn luyện tính kiên trì, sáng tạo.

- Giúp ta tự do, tự chủ không có sự bắt buộc.

Theo em, tự học thú vị ở chỗ là giúp em thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trải nghiệm cùng văn bản 1

(trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì sao tự học là “một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.

- Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.

- Sách vở đem lại vô vàn những vật hữu hình và vô hình trong cuộc du lịch.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vì tự học là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông được đúc kết lại trong sách vở.

Ví tự học như là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân" vì khi đó chúng ta độc lập tìm hiểu, tự tìm tòi, khám phá.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trải nghiệm cùng văn bản 2

(trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và giải thích.

Lời giải chi tiết:

Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn là những nhân vật, sự kiện cụ thể, chính xác nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về những lợi ích của việc tự học.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tăng hiệu quả, uy tín khi nói về ý nghĩa của tự học.

- Giúp bài văn có cái nhìn đa chiều, phong phú.

Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong văn bản.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần đọc “Tri thức ngữ văn” và nội dung của văn bản đã cho để trả lời mục đích của văn bản.

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên được viết với mục đích thuyết phục người đọc về những lợi ích, sự thú vị của thói quen tự học.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Văn bản được viết nhằm mục đích cổ vũ tinh thần tự học.

Mục đích: bàn luận về lối tự học.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (Trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Phương pháp giải:

Xác định câu chủ đề để nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Từ đó vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng dựa vào sơ đồ trong SGK

Lời giải chi tiết:

Xem thêm
Cách 2

Khi đưa ra các ý kiến cần có lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người nghe tin vào luận điểm đã đưa ra.

Xem thêm
Cách 2

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích dưới đây?

Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pat-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, hai vợ chồng Kiu-ri và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

Phương pháp giải:

Xác định những bằng chứng trong đoạn trích, lí giải nguyên nhân những bằng chứng này có thể làm tăng sức thuyểt phúc cho văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích có hai bằng chứng: bằng chứng thứ nhất về thầy kí, bác nông phu là những sự việc tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống, khẳng định rằng dù bất kì ai chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội. Bằng chứng thứ hai là về các nhà khoa học nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quá trình tự học của họ.

=> Vì vậy những bằng chứng này có tác dụng làm rõ cho ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thực hiện mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về những lợi ích của việc tự học.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vì ở đoạn trích này nêu lên những bằng chứng là các nhà khoa học nổi tiếng Pát- xơ- tơ, anh- xơ- tanh, vợ chồng Kiu- ri. Những người đã có phát minh vĩ đại cho cuộc sống loài người nhờ tinh thần tự học. Họ nổi tiếng và được cả thế giới ghi nhận.

Tác giả đã đưa ra bằng chững về "bất kì hạng người nào" hay các nhà bác học so sánh với các vị vua chúa. Những bằng chứng ấy đầy sự thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ về thú vui của tự học.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần Tri thức đọc hiểu để chỉ ra một số dấu hiệu

Lời giải chi tiết:

- Văn bản thể hiện thái độ đề cao, đồng tình của người viết với việc tự học.

- Văn bản đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm rõ ý kiến

- Các lí lẽ, ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí để người đọc nhận ra các lợi ích của việc tự học.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vì văn bản đã đưa ra bàn luận một vấn đề thiết thực trong cuộc sống: Sự tự học.

Những dấu hiệu giúp em nhận ra Tự học - một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống:

- Người viết thể hiện rõ ý kiến khen đối với vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng cụ thể.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản được sắp xếp theo trình tự logic, hợp lí.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Có bạn cho rằng: Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ để trao đổi về ý kiến này.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học qua văn bản và sự hiểu biết cá nhân để viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Bằng những kiến thức tiếp thu qua văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” và hiểu biết cá nhân tôi không đồng tình với ý kiến “Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác”. Chúng ta cần hiểu một cách toàn diện tự học không phải là không cần sự trợ giúp của ai, mà là người học chủ động, tự giác trong việc học của mình, biết lên kế hoạch học tập và chủ động tìm kiếm tri thức, biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết để việc học tập được hiệu quả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

“Tự học không cần sự trợ giúp của người khác” là ý kiến em không đồng tình, quan điểm này sai lệch với bản chất của tự học. Tự học là chủ động tiếp nhận kiến thức, kĩ năng một cách tự nguyện không chịu bất kì sự ép buộc nào. Chúng ta có thể học trên nhiều nguồn: từ sách vở, đài báo đến thực tiễn cuộc sống, học từ những người xung quanh mình. Trong quá trình ấy rất cần đến sự trợ giúp của người khác bằng cách như giới thiệu cho mình nguồn tài liệu hay, cùng mình học tập… Nhờ những điều ấy quá trình tự học sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Ý thức giúp con người có những hành động chính xác, chuẩn mực, không chỉ giúp chúng ta tạo ra của cải vật chất mà còn giúp ta rèn luyện một tâm hồn đa dạng màu sắc. Một trong những ý thức quan trọng mà ta cần rèn luyện chính là tinh thần tự học. Có ý kiến cho rằng: "Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác", em hoàn toàn đồng tình với ý kiến này bởi tự học đem lại vô vàn lợi ích đối với chúng ta. Khi tự học, chúng ta sẽ tích cực, độc lập tìm hiểu hơn trong mọi lĩnh vực, không bị phụ thuộc, ỷ lại bởi bất kì ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình. Vì vậy, trong học tập, mỗi người hãy cố gắng học tập, tích lũy cho bản thân mình những điều bổ ích nhất có thể để phát triển bản thân và cống hiến toàn diện cho xã hội.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cùng chủ đề:

Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt bài 8 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trái tim Đan - Kô SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống bài 10 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trò chơi cướp cờ SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Tự học - Một thú vui bổ ích SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết