Soạn bài Tự tình (Bài 2) SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - siêu ngắn
Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề tự tình?
Nội dung chính
Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa; cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. |
Chuẩn bị
Hiểu rõ về tác giả Hồ Xuân Hương; hoàn cảnh sáng tác, thời gian ra đời bài thơ Tự tình 2 .
Trong khi đọc
Chú ý cách gieo vần, dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ; tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý những chi tiết đề bài yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
- Cách gieo vần: Bài thơ gieo vần “on” ở cuối câu (non, tròn, hòn, con).
- Sử dụng các động từ mạnh: trơ, xiên ngang, đâm toạc → sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội, quyết liệt của người phụ nữ.
- Từ láy tượng thanh “văng vẳng”: những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến → nhấn mạnh sự tĩnh lặng của không gian (nghệ thuật lấy động tả tĩnh).
- Thời gian: đêm khuya; không gian: im ắng, tĩnh lặng
Sau khi đọc Câu 1
Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề tự tình ?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ,
- Ôn lại kiến thức về bố cục
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu để tìm ra bố cục, lời tâm sự, mối liên quan đến nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Bố cục bài thơ chia làm 4 phần
+ Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
+ Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
+ Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của tác giả
+ Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
- Tác phẩm là lời tâm sự của tác giả, về cảnh ngộ éo le ngang trái cùng những nỗi niềm buồn tủi cay đắng của thi sĩ
- Điều ấy nó liên quan mật thiết đến nhan đề Tự tình: Tự tình nghĩa là bộc lộ cảm xúc, tâm tình không cần che đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Xuân Hương nói về chính mình, về nỗi cô đơn của kiếp người, nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.
Sau khi đọc Câu 2
Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài thơ để nắm bắt được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Lời giải chi tiết:
- Câu 1: Thời gian đêm khuya thường gợi những trăn trở, thổn thức, là không gian ngập tràn nỗi cô đơn trống trải. Cùng với âm thanh của tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi. Tiếng trống canh dồn gợi lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
- Câu 2: Trơ là trơ trọi, lẻ loi→ Nỗi niềm tủi hổ, đắng cay, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận.
- Câu 3: Chữ “lại” thể hiện sự luẩn quẩn giữa tình và say trong tâm trạng buồn tủi, chua xót, bế tắc.
- Câu 4: Hình ảnh tả thực: Vầng trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, ẩn dụ cho tuổi thanh xuân đã trôi qua mà tình yêu vẫn dang dở, hạnh phúc chưa một lần trọn vẹn, viên mãn.
Sau khi đọc Câu 3
Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài thơ để tìm ra nghệ thuật đối, thái độ của nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
- Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
- Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
Động từ mạnh “xiên, đâm” kết hợp với bổ ngữ “ngang toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
- Nghệ thuật đối, đảo ngữ thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội và quyết liệt. Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mãnh mẽ vô cùng
- Nhà thơ thể hiện thái độ phẫn uất, sự phản kháng mạnh mẽ dự dội, quyết liệt của người phụ nữ.
Sau khi đọc Câu 4
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong hai câu kết để thấy được tâm sự của chủ thể trữ tình?
Phương pháp giải:
- Đọc hai câu kết bài thơ
- Ôn lại kiến thức cũ
- Tìm ra nhưng chi tiết về tình
- Tìm ra những chi tiết về cảnh
- Phân tích mối quan hệ giữa tình và cảnh trong 2 câu kết.
Lời giải chi tiết:
“ngán”: tâm sự chán trường, bất mãn, ngán ngẩm.
“xuân đi”: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua, thời gian thì không chờ đợi.
“xuân lại lại”: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận
→ Ý thức của bản thân mình với tư cách cá nhân, ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
“mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi, không trọn vẹn.
“tí con con”: sự nhỏ bé, không đáng kể.
“mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã không trọn vẹn lại còn phải san sẻ.
→ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Sau khi đọc Câu 5
Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ Tự tình (Bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở?
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài thơ để tìm ra điểm khác giữa cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ Tự tình với các bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở.
Lời giải chi tiết:
Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương gây ấn tương mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc và sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ: dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, lại lại, san sẻ, các tính từ: say, tỉnh, khuyết, tròn.
Các từ ngữ này biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao.
Sau khi đọc Câu 6
Bài thơ để lại cho em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) ghi lại điều đó.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ, vận dụng hiểu biết khi đọc bài thơ, áp dụng kiến thức đã học
- Nêu quan điểm của bản thân về bài thơ một cách khách quan.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng chừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.