Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 1 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu. Câu 1: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Theo bố cục một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, cặp 1, 2 được gọi là phần đề (thừa đề và phá đề). Phần này thường có nội dung nhằm giới thiệu vấn đề cần nói tới. Ở đây, vấn đề cần nói tới của nhà thơ là hoàn cảnh mình, mình bị bắt giam.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Nhà thơ nói đến tình cảnh bôn ba làm cách mạng của mình, cuộc đời sóng gió đầy bất trắc của mình như vậy đâu phải để than thân bởi vì đằng sau tình cảnh bi kịch ấy của ông là bi kịch lớn của cả đất nước.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Bài thơ có sức truyền cảm lớn phải chăng nhờ ở giọng điệu hào hùng bắt nguồn từ lòng yêu nước cháy bỏng của nhà thơ. Do nguồn cảm xúc trữ tình mãnh liệt, một cảm hứng lãng mạn cách mạng trào dâng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của lao tù, dựng lên một hình ảnh thật đẹp của người tù thi sĩ yêu nước.
Luyện tập
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật. Chữ thứ hai của câu 1 là chữ “là” thuộc thanh bằng,
Như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng. Chữ “lưu” ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng : “lưu – tù – châu – thù – đâu”.
Bố cục
Bố cục: 4 phần
+ Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường.
+ Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.
+ Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí.
+ Hai câu kết: Sự bền chí, vững lòng của anh hùng.
Câu 7
Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. |