Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác siêu ngắn
Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác siêu ngắn nhất trang 146 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Xem thêm:
- Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu
- Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu
- Em hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Phân tích bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”(l) của Phan Bội Châu
- Cảm nhận về bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (2) của Phan Bội Châu
ND chính
Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. |
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 147 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
Theo bố cục một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, cặp 1, 2 được gọi là phần đề (thừa đề và phá đề). Phần này thường có nội dung nhằm giới thiệu vấn đề cần nói tới. Ở đây, vấn đề cần nói tới của nhà thơ là hoàn cảnh mình, mình bị bắt giam. => Khí phách của người anh hùng trước hiểm nguy vẫn kiên cường, lạc quan.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 147 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.
- Nhìn thẳng vào hoàn cảnh khó khăn của bản thân (khách không nhà, người có tội) để kiên tâm, vững chí hơn trên con đường còn gian nan.
- Lời tâm sự chân tình có ý nghĩa: Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 147 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
- Ý nghĩa 2 câu thơ 5 - 6:
+ Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao.
+ Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù.
- Lối nói quá nhằm:
+ Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường.
+ Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 147 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
Hai câu thơ cuối:
+ Kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
+ Điệp từ "còn" nhấn vào sự tiếp diễn, tiếp tục chiến đấu vì đất nước.
+ Lời thách thức "nguy hiểm sợ gì đâu": giữ vững ý chí, lý tưởng, kiên định với sự nghiệp cứu nước, vươn lên, bất chấp những hiểm nguy.
Luyện tập
- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường.
+ Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề - thực - luận – kết
+ Luật lệ bằng trắc:
Các tiếng nhất(1)- tam (3)- ngũ (5) bất luận
Các tiếng nhị (2)- tứ (4) lục (6) phân minh
+ Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau
- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.