Soạn bài Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội. Đề 1: Đọc truyện "Tấm Cám", em suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong cuộc đời xưa, nay?
Đề 1
Đề 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
* DÀN Ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu truyện Tấm Cám
- Dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài
a. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong tác phẩm “Tấm Cám”.
* Trước khi Tấm thành hoàng hậu
+ Hoàn cảnh của Tấm: Mồ côi mẹ, cha mất sớm, ở mẹ con Cám, bị mẹ con
+ Mẹ con Cám luôn bắt nạt Tấm: tước đoạt mọi quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần của Tấm.
+ Cuộc đấu tranh thiện ác: Tấm thụ động, chưa biết đấu tranh
* Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu: Lừa giết Tấm, giết cả những kiếphóa thân của Tấm.
+ Nhận xét:
- Mẹ con Cám là đại diện cho cái ác, → cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn.
- Tấm là đại diện cho cái thiện.
→ Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại.
* Hành trình trỗi dậy của Tấm:
+ Ban đầu, Tấm nhu nhược, bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt.
+ Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để giành hạnh phúc: phân tích ý nghĩa những lần hoá thân của Tấm
→ Khó khăn, gian khổ
* Kết quả:
+ Thiện thắng ác
+ Kẻ xấu bị trừng phạt, người tốt hưởng hạnh phúc
b. Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay:
+ Trong xã hội xưa:
- Cái ác thường có thế lực mạnh, bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện.
- Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người.
- Cái thiện phải tự trưởng thành, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh đó cái thiện có thể phải trải qua nhiều thử thách, nhưng kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái ác luôn bị trừng phạt.
- Ví dụ thêm qua các truyện cổ tích khác: Thạch Sanh, Sọ Dừa,…
+ Trong xã hội ngày nay:
- Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại
+ Cái ác: những việc làm xấu xa, tổn hại đến tính mạng, nhân phẩm, danh dự của người khác, thói tiêu cực: lười biếng, gian lận, dối trá, lừa lọc,…
+ Cái thiện: những người hiền lành, lương thiện, sống chan hoà vì cộng đồng, những phẩm chất tốt đẹp,…
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu.
- Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
- Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.
c. Liên hệ bản thân rút ra bài học:
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.
- Ý thức của mỗi người trong việc chống lại cái xấu, tiêu cực
+ Tư tưởng: luôn đứng về lẽ phải
+ Hành động: bảo vệ cái tốt, bài trừ những cái xấu
+ Tuyên truyền những bài học đạo đức về thiện và ác.
3. Kết bài
- Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
- Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
Xem bài văn mẫu: Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong Tấm Cám
Đề 2
Đề 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
2. Thân bài
* Giải thích câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- Hiền tài: là người có tài và người đó phải có đức. Hiền tài là người tài giỏi, là người có tài cao, học rộng, hiểu biết sâu xa,….
- Nguyên khí: là sức mạnh vật chất, tinh thần, tiềm tàng của con người. là sức mạnh tiểm ẩn và quyết tâm của con người sẽ quyết định thành tích của người đó.
→ Ý nghĩa của câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- Những người học rộng tài cao là khí chất ban đầu, làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.
- Hiền tài có vai trò quan trọng trong sự thịnh suy của đất nước.
- Những người tài giỏi là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước.
* Phân tích, chứng minh, bình luận:
- Những việc người xưa đã làm để thể hiện sự coi trọng nhân tài
+ Đề cao danh tiếng, phong chức tước, đề cao ở bảng vàng,….
+ Khắc bia để lưu tên
+ Khuyến khích noi gương người tài, ngăn ngừa kẻ xấu
+ Học tập người tài những điều hay
- Bài học từ câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
+ Phải biết quý trọng nhân tài
+ Những người tài giỏi luôn là người có vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của đất nước
+ Phát huy quan điểm của nhà nước, giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài
- Bài học cho mỗi cá nhân trong việc học tập và làm việc để phục vụ đất nước.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
- Câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một câu nói hết sức có ý nghĩa và luôn đúng trong mọi thời đại.
Xem bài văn mẫu: Nghị luận "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"
Đề 3
Đề 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì?
+ Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội.
+ Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
+ Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì?
+ Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
+ Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành?
+ Có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí.
+ Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
→ Tác dụng của việc “học đi đôi với hành”
* Bàn luận:
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
- Bài học nhận thức và hành động
- Liên hệ bản thân
c. Kết bài
Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.