Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Ngắn gọn nhất — Không quảng cáo

Soạn văn lớp 11 ngắn gọn nhất Tuần 16


Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Vĩnh biệt cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng. Câu 2. Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

Câu 1

Câu 1 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Các mâu thuẫn được thể hiện trong hồi V:

* Mâu thuẫn thứ nhất:

- Mâu thuẫn: Giữa bọn tham quan, bạo chúa với người dân lao động.

- Nguyên nhân: Bọn tham quan, bạo chúa sống xa hoa, không chăm lo đến quyền lợi chính đáng của nhân dân để nhân dân phải sống cuộc sống cơ cực, lầm than (mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng khi Lê Tương Dực cho xây Cửu Trùng Đài)

* Mâu thuẫn thứ hai:

- Mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời (Cửu Trùng Đài) và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.

- Nguyên nhân: Để thực hiện lí tưởng của mình Vũ Như Tô đã rơi vào tình trạng đi ngược lại với quền lợi trực tiếp của nhân dân.

- Nhận xét: mâu thuẫn này không được giải quết một cách dứt khoát, việc đốt Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô không thể giúp nhân dân chấm dứt nỗi thống khổ, lầm than và Vũ Như Tô đến chết vẫn không tin là mình có tội.

Câu 2

Câu 2 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm:

a. Nhân vật Vũ Như Tô:

- Tính cách:

+ Là người nghệ sĩ tài ba, hiện thân của niềm khát khao và đam mê nghệ thuật, cái đẹp và sự sáng tạo.

+ Là một người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.

+ Có những suy nghĩ lầm lạc trong hành động

- Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

+ Tin rằng mình không có tội; bướng bỉnh,ảo vọng đeo đuổi mục tiêu.

+ Đau đớn, bàng hoàng thất vọng khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy.

- Nhận xét: Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là người hiền tài.

b. Nhân vật Đan Thiềm:

- Tính cách: Là người đam mê cái tài, tôn thớ cái tài (thuyết phục Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô)

+ Tỉnh táo, thức thời hơn Vũ Như Tô.

- Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm: Đau đớn nhận ra sự thất bại trong giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài; nhiều lần khuyên Vũ Như Tô chạy trốn; đau đớn khi không cứu được Vũ Như Tô; vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong máu và nước mắt.

- Nhận xét: Đan Thiềm xứng đáng là tri kỉ của Vũ Như Tô. Tuy rằng hiều đời, hiểu người hơn Vũ Như Tô song vẫn lâm vào bi kịch tinh thần đau đớn.

Câu 3

Câu 3 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý muôn đời là lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát, thế hiện ở đoạn cuối của vở kịch:

- Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô chết, nhân dân trước sau không hiểu gì về việc sáng tạo của nghệ sĩ, họ càng không hiểu việc làm của quần chúng và phe cánh nổi loạn, nếu ông trốn đi thì mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết

- Giá trị nghệ thuật trong công trình và công sức của nhân dân bỏ vào đó thật lớn lao, nếu có thể hoàn thành công trình trong một giai đoạn khác thì sẽ tốt hơn cho nghệ thuât và cho chính người dân. Nhà văn đã tạo một sự suy tư lơ lửng mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý và lợi ích thiết thực của nhân dân. Việc giải quyết mâu thuẫn này phải nhờ vào lịch sử và sự giác ngộ của cả nghệ sĩ và nhân dân.

Câu 4

Câu 4 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích:

- Xây dựng mâu thuẫn: Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.

- Khắc họa rõ nét về tính cách và bi kịch của từng nhân vật.

- Kịch tính được tạo ra qua độc thoại, hành động.

- Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao

Luyện tập

Câu hỏi (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Lời đề tựa chính là sự băn khoăn, trăn trở trong tư tưởng của tác giả: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Và ông thú nhận "Ta chẳng biết"

- Tác giả vẫn chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc. Vũ Như Tô chết, uổng phí một tài năng.

-  Lời đề tựa đã nêu lên một tư tưởng quan trọng về mối quan hệ giữa văn chương và đời sống: văn chương ngoài bản thân nghệ thuật còn phải gắn bó với đời sống.

Tóm tắt

Hồi V cũng là hồi cuối cùng của vở kịch. Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết cả Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.

- Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.

Nội dung chính

- Những xung đột, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.

- Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài làm văn số 3 - Nghị luận văn học - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học lớp 11 - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Viết bài làm văn số 6 Ngữ văn 11 ngắn gọn nhất
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Ngắn gọn
Soạn bài Vội vàng - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Xin lập khoa luật - Ngắn gọn
Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt - Ngắn gọn nhất