Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự (chi tiết)
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự. Đề 3: Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
Đề 1
Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài:
- Kể lại hoàn cảnh xem trộm nhật ký? Trong hoàn cảnh như thế nào đã dẫn tới hành động không đẹp đó? Nguyên nhân vì sao? Động cơ mục đích của việc đọc trộm nhật ký của bạn mình là gì?
- Cảm xúc khi bạn phát hiện ra mình đọc trộm nhật ký của bạn? Lúc đó cảm thấy ân hận, lo lắng như thế nào? Cảm xúc xấu hổ, sợ mọi người biết mình là người không đáng tin cậy?
- Thái độ của bạn khi thấy mình xem trộm nhật ký của bạn như thế nào? (không hài lòng, giận dữ nói rất nhiều hoặc im lặng, lạnh lùng không thèm chơi cùng, không buồn nhìn mặt…)
- Những ngày sau đó tình bạn của mình và bạn như thế nào. Có nói chuyện cùng nhau nữa hay không? Còn thân thiết vui vẻ như trước nữa hay không? Tâm trạng của bản thân mình có thấy vui khi không được nói chuyện, và chơi đùa cùng bạn?
- Bạn có làm hòa được với người bạn của mình không? Hai người làm hòa trong tình cảnh nào? Giờ tình bạn của hai người ra sao sau khi đọc trộm nhật ký? Có còn được vui vẻ như trước không, hay vui vẻ hơn?
3. Kết luận: Tự rút ra cho mình bài học từ chuyện đã xảy?
Xem bài tham khảo tại đây!
Đề 2
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xa trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện đó.
Dàn ý:
Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian - không gian - địa điểm - nhân vật)
- Có thể là: nhân ngày 22 - 12, trường em tổ chức kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.
- Đêm thơ Phạm Tiến Duật, được tổ chức tại nhà văn hoá của trường mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
2. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ.
a. Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói: khỏe, vang
Tiếng cười: sảng khoái
Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời.
Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.
b. Cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.
- Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt...
+ Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mĩ cùng với những cung đường – đốt cháy những cánh rừng... Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến (cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).
+ Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mĩ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vỡ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước. Có thể nói những phương tiện của ta lúc đó rất thiếu tốn, thô sơ... Nhưng với lòng yêu nước, chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.
+ Chú còn nhớ với những chiếc xe như thế, bọn chú lái xe cho xe chạy mà không có vật che chắn nào. Trời! Gió táp vào mặt vào mắt cay xè, bụi thì khỏi phải nói. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xoá như người già, mặt lấm lem. Thế mà vẫn phì phèo hút thuốc không cần rửa, vẫn rất vui, nhìn nhau trông thật ngộ mỗi khi có dịp dừng chân, ai nấy đều cười. Những ngày mưa thì khổ hơn nhiều, mưa xối xả ướt áo, những giọt mưa lớn rát mặt.
+ Không có kính cũng thật là thú vị, bởi cả không gian rộng lớn như ùa vào buồng lái: nào cánh chim hiếm hoi ở Trường Sơn, sao trời và con đường xa dài thẳng tít tắp như chạy thẳng vào trại tìm người chiến sĩ lái xe - tâm hồn người chiến sĩ lúc đó thật sự vui - một niềm vui phơi phới của người thanh niên đánh giặc.
+ Bọn chú, những người chiến sĩ lái xe rất hiểu nhau mỗi khi gặp mặt là tay bắt mặt mừng - bắt tay qua những ô kính vỡ - tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội - những chiếc xe không kính của người lính đã về đây tụ họp thành tiểu đội xe không kính.
+ Các chú nấu cơm bằng bếp Hoàng cầm dựng ở giữa trời. Dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình. Hành trang nghỉ ngơi quý giá và dã chiến của người lính khi đó là chiếc võng dù mắc tạm bợ nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với những chiếc xe không kính.
Tôi ngây thơ hỏi chú:
+ Vậy thì làm sao ta có thể thắng Mĩ khi mà ta chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại, tối tân?
+ Cháu biết không bởi trên những chiếc xe đó có một trái tim: trái tim người chiến sĩ, một trái tim cùa tuổi trẻ yêu đời đầy sức trẻ, nhiệt tình, sôi nổi lạc quan, yêu nước tha thiết, căm thù giặc Mĩ. Đó còn là trái tim của chính nghĩa nên sức mạnh kì diệu tăng lên gấp bội. Cuối cùng ta đã đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.
+ Kể đến đây tôi thấy ánh mắt của người lính sáng ngời. Khuôn mặt rạng rỡ, dường như đang sống lại những năm tháng ở chiến trường xưa... Tôi ao ước và khâm phục khi hình dung ra con đường mòn Hồ Chí Minh những năm đánh Mĩ đầy bom rơi đạn nổ đầy gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mà những người lính lái xe vẫn coi thường hiểm nguy vẫn dốc lòng dốc sức vì miền Nam ruột thịt vì sự nghiệp cách mạng.
+ Những con người bình dị cống hiến cả tuổi xuân (tuổi trẻ) - xương máu cho cách mạng. Nhờ có những người chiến sĩ lái xe, những có thanh niên xung phong mà ta mới có cuộc sống ngày nay.
- Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hòa bình của con người...), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi.
- Trách nhiệm gìn giữ hòa bình.
3. Kết luận: Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.
Đề 3
Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
Dàn ý:
THẦY GIÁO MỚI
Thầy giáo mới ngay từ sáng hôm nay đã làm cho tất cả chúng tôi đều rất thích.
Khi chúng tôi đang lần lượt vào lớp, và thầy đã ngồi vào chỗ của mình, chốc chốc chúng tôi lại thấy những học trò của thầy năm ngoái, đi qua đều bước vào cửa chào thầy: “Chào thầy ạ! Chào thầy Péc-bô-ni ạ. Có những cậu bước vào bắt tay thầy, rồi vội vàng chạy ra. Rõ ràng đám học trò cũ đều rất mến thầy, và rất muôn lại được học với thầy nữa. Còn thầy chỉ trả lời đơn giản: “Chào cậu”, và bắt những bàn tay chìa ra phía thầy, nhưng chẳng nhìn ai cả. Mỗi lần chào lại, thầy đều nghiêng mình vẻ nghiêm trang, mặt quay về phía cửa sổ, nhìn sang mái nhà trước mặt. Đáng lẽ làm cho thầy vui, thì những sự biếu lộ tình cảm của học trò hình như làm cho thầy đau khổ. Rồi lại đến lượt thầy nhìn chúng tôi, những học trò mới, hết đứa này đến đứa khác, một cách chăm chú. Vừa đọc chính tả, thầy vừa bước xuống bục và đi vào giữa các dãy bàn của của chúng tôi. Chợt nhìn thây một cậu mặt đỏ ửng và đầy những nốt sưng thầy liền ngừng đọc, lấy hai tay ôm đầu cậu bé, hỏi cậu làm sao, rồi sờ trán xem cậu có sốt không. Trong lúc đó, thì ở sau lưng thầy, một cậu đứng ngay lên trên ghế và bắt đầu múa như con rối.
Thầy giáo quay ngoắt lại, cậu ta hoảng hốt vội ngồi xuống và cúi gằm mặt, chắc chắn thế nào cũng bị mắng một trận. Nhưng thầy Péc-bô-ni đặt tay lên vai cậu bé dại dột và nói: “Đừng làm thế nữa nhé!”. Chỉ thế thôi. Rồi thầy lại trở về chồ và đọc nốt bài chính tả.
Xong bài chính tả, thầy lặng thinh nhìn chúng tôi một lúc, rồi nói với chúng tôi, giọng thầy rất to, nhưng hết sức hiền từ: “Nghe đây, các bạn ạ! Chúng ta sẽ sống chung với nhau cả một năm, thầy trò ta đều cố làm sao cho năm nay thật tốt. Các con phải chăm và ngoan. Thầy không có gia đình. Chính các con sẽ thay cho gia đình của thầy. Năm ấy thầy còn mẹ, nhưng nay mẹ thầy đã mất rồi. Nay thầy chỉ có một thầy chỉ còn các con trên đời này nữa mà thôi. Thầy chẳng còn ý nào, tình cảm nào ngoài các con ra. Các con phải là đàn con của thầy. Thầy sẽ rất thương các con, và các con cũng phải thương thầy không muốn phải phạt một ai. Các con hãy tỏ ra cho thầy, các con những đứa trẻ chân thành, dũng cảm. Trường học của chúng ta sẽ là gia đình, và các con sẽ là niềm an ủi và niềm tự hào của thầy. Thầy không yêu cầu các con phải trả lời, vì thầy tin chắc rằng trong lòng tất cả các con đều đã nói “vâng ạ", và thầy xin cám ơn các con”.
Vừa lúc ấy thì hết giờ học. Tất cả chúng tôi đều im lặng ra khỏi lớp. Cậu học trò lúc nãy đứng lên ghế làm trò, bước lại gần thầy, và hỏi thầy giọng run run: “Thưa thầy, thầy có tha lỗi cho con không ạ?”.
Thầy giáo hôn vào trán cậu va nói: “Thế là tốt con ạ! Thôi con về đi”.
(Theo AMIXI, Những tấm lòng cao cả)
Đề 4
Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc.
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Không khí náo nức, hào hứng phấn khởi chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ.
- Tâm trạng của em trên đường đi.
- Các chú bộ đội có thái độ với mọi người thế nào: vui vẻ, đón tiếp nồng nhiệt.
- Sau khi chào hỏi, mọi người được đi tham quan nhiều nơi của đơn vị.
- Cuộc gặp gỡ tại hội trường:
+ Các chú bộ đội kể câu chuyện của họ: kể về việc gì ? Diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào?...
+ Những tình huống gay cấn, bất ngờ trong câu chuyện.
- Học sinh lên phát biểu:
+ Suy nghĩ cảm xúc của bản thân về sự cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh.
+ Lời hứa cố gắng học tập, góp phần xây dựng đất nước.
3. Kết bài
+ Hiểu biết hơn về anh bộ đội cụ Hồ, về truyền thống vẻ vang của dân tộc.
+ Nhận thấy trách nhiệm to lớn của bản thân với sự nghiệp phát triển đất nước